9X giết sáu người, lỗi do đâu?
Hai nghi can trong vụ thảm sát sáu người tại Bình Phước đều sinh năm 1991. Người dân cả nước bàng hoàng vì hai nghi can này còn quá trẻ, thế hệ 9X.
- Thảm án ở Bình Phước: Nên giáo dục cho giới trẻ về tình yêu
- Hàng loạt facebook giả danh nghi can vụ trọng án ở Bình Phước để câu like
- Dân mạng truy ra Facebook hung thủ thảm sát ở Bình Phước
- Công bố hình ảnh hai nghi can vụ thảm sát ở Bình Phước
- Vụ thảm sát ở Bình Phước: Điều tra viên "lật tung" từng dấu vết quanh nhà nạn nhân
Theo Bộ Công an, hai nghi can Nguyễn Hải Dương (sinh năm 1991 tại An Giang) và Vũ Văn Tiến (sinh năm 1991 tại Bình Phước) đã thừa nhận hành vi giết 6 người tại nhà ông Lê Văn Mỹ (ấp 1, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước).
Không dám tin
Nhiều bạn đọc chia sẻ họ đọc đi đọc lại từng trang báo mà vẫn không dám tin sự thật này. Một bạn đọc thảng thảng thốt: “Tại sao? Tại sao? Hai em còn trẻ, tại sao lại dã man đến thế?”.
Anh Nguyễn Trọng Nhân (Bạc Liêu) bàng hoàng: Thật bất ngờ vì nghi can còn quá trẻ mà thủ đoạn lại rất dã man.
Hai nghi can Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
“Thật không dám tin! Chỉ mới 24 tuổi, dám sát hại 6 người, hai thanh niên trước khi sát hại đã chuẩn bị thật kĩ lưỡng. Không hiểu điều gì đã làm hỏng tuổi trẻ của họ?”- Chị Huyền Thư (TP HCM) nói.
Tiến sĩ tâm lý học tội phạm Chu Văn Đức (Đại học Luật Hà Nội) khẳng định: Theo tâm lý học tội phạm, thanh niên là đối tượng dễ thực hiện hành vi bạo lực nhất và đây cũng là giai đoạn phạm tội nhiều nhất.
Theo chuyên gia nghiên cứu xã hội học tội phạm - tiến sĩ Nguyễn Thị Như Trang (khoa Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội), tội phạm đặc biệt là tội phạm nghiêm trọng thường là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong đó có nguyên nhân cá nhân (các bất thường trong quá trình phát triển nhân cách), nguyên nhân xã hội (sự phơi nhiễm các hệ giá trị, quan điểm chống pháp luật) và nguyên nhân tình thế (mâu thuẫn cá nhân, sự kích động cảm xúc).
Thông thường đa số tội phạm có hành vi mang tính học hỏi, tiêm nhiễm do học lại từ những mô hình xã hội của tội phạm. Cũng có khi, hành vi phạm tội đến từ những lệch lạc tâm lý do tổn thương trong quá trình phát triển hoặc do cơ chế sinh học nào có vấn đề.
Phó giáo sư, tiến sĩ tâm lý học xã hội Nguyễn Thị Mai Lan (Học viện Khoa học xã hội) khẳng định: Phải có những nghiên cứu chuyên sâu mới chỉ ra được yếu tố nào thực sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến nhận thức, hành động của cá nhân.
Tuy nhiên, có thể nhìn chung, các yếu tố chủ quan như nhận thức, tư chất…và khách quan như bạn bè, sự phát triển kinh tế - xã hội, phương tiện truyền thông, hình ảnh, trò chơi bạo lực, bị yếu thế… có thể ảnh hưởng đến con người.
Thủ đoạn dã man không còn là bất thường?
Theo tiến sĩ Chu Văn Đức, với cách giáo dục, môi trường xã hội như hiện nay thì tỷ lệ tôi phạm là thanh thiếu niên gia tăng với thủ đoạn ngày càng dã man là không có gì bất thường.
Nghi phạm Nguyễn Hải Dương. |
Một số nghiên cứu đã đưa ra kết quả: Nhóm trẻ xem phim bạo lực, game bạo lực sẽ thể hiện hành vi hung tính, bạo lực mãnh liệt hơn so với nhóm trẻ không xem. Trẻ em học hỏi qua nhiều thứ, không chỉ qua những gì mọi người nói mà còn qua quan sát hành động.
Giá trị xã hội dần thay đổi làm con người vô cảm, lạnh lùng hơn, chạy theo đồng tiền nhiều hơn. Vì vậy, thanh niên chịu ảnh hưởng và bắt chước theo làm hành vi tàn bạo tăng lên.
Chúng ta đang rất thiếu những phương pháp giáo dục phù hợp, cách giải tỏa, kiểm soát căng thẳng cho giới trẻ.
Tiến sĩ Như Trang cho biết, bản chất con người được cấu thành từ hai phần: phần bẩm sinh (sự kế thừa các đặc tính sinh học từ gia đình như tính cách) và phần xã hội (cách thức ứng xử, suy nghĩ, đánh giá cái gì đúng, cái gì sai…).
Những biến động xã hội mạnh ở VN trong giai đoạn hiện nay là một yếu tố quan trọng. Biến đổi càng mạnh càng dễ phá vỡ các hệ thống giá trị chuẩn mực truyền thống.
Khi các hệ thống giá trị truyền thống bị phá vỡ mà hệ thống mới kiểm soát, điều tiết suy nghĩ, hành vi của con người chưa được hình thành ổn định thì tỷ lệ các hành vi lệch chuẩn gia tăng là chuyện khó tránh khỏi.
Trẻ cần được học hỏi các chuẩn mực và giá trị để hình thành nhân cách của mình. Nếu bị phơi nhiễm các chuẩn mực và giá trị lệch lạc sẽ phát triển thành các hành vi lệch chuẩn, thậm chí tội phạm.
Tiến sĩ giáo dục Thạch Ngọc Yến (Trung tâm tư vấn Gia đình & thanh thiếu niên) cho rằng: “Các yếu tố quản lý, giám sát của gia đình, nhà trường, xã hội là rất quan trọng. Hiện nay, thời gian giáo dục trẻ hết sức ngắn ngủi vì vậy nên tăng cường giáo dục, chăm sóc từ gia đình đến cộng đồng.
Vấn đề nghèo khổ không có nghĩa là sẽ thực hiện hành vi dã man vì ý thức bản thân mỗi người là quan trọng nhất. Mỗi cá nhân nếu không tự hoàn thiện, không tự vượt lên khó khăn thì không ai giúp được mình”.
Video được xem nhiều nhất