Đã sống riêng nhà, nàng dâu trẻ vẫn ấm ức vì đến bữa là chị chồng đem cả chồng con sang ăn cơm ké
Nếu gặp tình cảnh đụng độ với chị chồng thế này thường xuyên, cô nào hiền mấy chắc cũng phải nổi đóa mất.
- "Tố" mẹ chồng hà tiện, không cho bật quạt sưởi, cằn nhằn vì mở đèn điện cả ngày, nàng dâu đâu ngờ bị chỉ trích
- Chuyện mẹ chồng - nàng dâu gây bão màn ảnh từ hơn 20 năm trước đến nay
- 12 chòm sao, 12 sắc thái mẹ chồng Hoàng đạo và cách giúp nàng dâu hòa hợp
- Nàng dâu Việt đào hố trồng 5.000 gốc hoa quanh biệt thự để chồng ngắm
- Ngô Kiến Huy: "Không ép Khổng Tú Quỳnh sống cảnh mẹ chồng nàng dâu"
Các mẹ ạ, phận đi làm dâu đôi khi là một phạm trù cực kỳ khó diễn tả. Vì sao ư, bởi nếu cô nào may mắn vào được nhà chồng biết cảm thông chia sẻ thì sướng cả một đời, còn không thì cứ ngậm ngùi bấm bụng đến chết vì chẳng biết thổ lộ cùng ai, đặc biệt là những chuyện tế nghị như ăn uống hay gì đó tương tự.
Như người mẹ trẻ có nick A.A.X.N này chẳng hạn này, mẹ ấy có khúc mắc không chỉ với bố chồng mà còn với cả các chị chồng nữa cũng vì chuyện bữa ăn một người đi chợ cả mấy nhà cùng hưởng mà chẳng ý kiến gì. Bức xúc quá, cô ấy mới lên một hội nhóm kín dành riêng cho các chị em để tâm sự.
"Các mẹ ơi các mẹ có nghĩ em ích kỉ hay không? Em sống chung với nhà chồng, 2 chị chồng cũng lập gia đình và xây nhà sát bên, vợ chồng em vẫn còn ăn chung nên việc đi chợ em không tránh khỏi. Nhưng em đi chợ nấu ăn xong lần nào má chồng cũng múc mang qua cho 2 chị mà chẳng nghĩ tới cảm xúc của em.
Em mới sinh con còn nhỏ chưa đi làm gì cả, chồng em việc chẳng ổn đinh còn 2 chị người thì buôn bán, người thì giáo viên có lương ổn định. Ấy vậy mà suốt ngày tới bữa qua xem có gì ăn được thì xin về khỏi phải nấu. Tiền bạc chồng em cũng chưa có mấy mà suốt ngày đi chợ phải lo cho 3 nhà.
Chưa hết, buổi tối ba chồng em hầu hết ngày nào cũng nhậu, kèm theo đó là cả chồng con 2 chị cũng qua ăn cơm. Chuyện chẳng đáng nói nếu như không quá đáng tới mức ăn xong chỉ biết đi về mà chẳng thèm phụ em dọn hoặc phụ rửa chén. Em còn có con nhỏ mỗi bữa phải ăn như chạy giặc để lo cho con rồi ru con ngủ để kịp ra dọn dẹp. Ngày nào con chưa ngủ thì chồng em coi để em dọn. Trước giờ ở với ba mẹ có phải làm gì đâu, chưa hầu hạ ba mẹ mình được ngày nào giờ cứ lo tất bật đủ thứ. Chắc tại em chưa đi làm, chưa kiếm được tiền nên bị coi thường.
Em nấu cháo cho con ăn dặm, hai chị chồng cũng có con nhỏ nên tiện em nấu luôn, nhưng em mới đứa đầu chưa có kinh nghiệm gì chỉ nấu theo bản năng làm mẹ, cái gì tốt thì làm cho con mình thôi. Ấy vậy mà suốt ngày bị chê nâu nhạt quá (con nít chắc chắn phải ăn lạt hơn người lớn), nấu lỏng quá, ít rau quá, nhiều thịt quá… Tới lúc em nói hay chị giúp em nấu thử một bữa để em bắt chước theo thì kêu chị bận lắm, mợ ở nhà rảnh thì nấu đi.
Các mẹ nghĩ em phải làm gì để thoát khỏi cái cảnh này đây? Bình thường em vô cùng thẳng tính, ai làm gì không đúng là em nói thẳng luôn. Vậy mà từ khi lấy chồng, sợ chồng khó xử, sợ lỡ xảy ra chuyện to tát gì lại khổ ba mẹ mà nhất là mẹ em".
Đoạn chia sẻ như đánh trúng tâm lý của cả triệu bà mẹ bỉm sữa đang ngày ngày sống chung với nhà chồng giống như vậy. Ai cũng hiểu là phận làm dâu đôi khi khó chịu nhưng lại chẳng dám nói ra. Có những người gặp vấn đề này, vấn đề khác nhưng chắc động đến chuyện ăn uống thì đúng là khó để xử lý và thông cái đầu thật.
Chuyện của mẹ N. sau khi được chia sẻ ra cũng khiến nhiều người cảm thông vì sự phức tạp khi sống chung với bố mẹ chồng, rồi cả các chị chồng cũng ở ngay gần bên nữa. Bạn Minh Nguyệt bức xúc lên tiếng: "Con dâu đương nhiên không bằng con gái rồi, nhà mình hai con hai vợ chồng lo hết, ông bà nội hay bên nội không giúp gì, đã thế bắt mình nuôi cháu chồng để mẹ nó đi làm trong khi mình cũng đi làm công chức.
Họ chỉ nghĩ con họ sướng còn dâu thì phải phục vụ nhà chồng. Nhưng thời này, quên đi mà có chuyện đấy, tốt thì tốt lại, mình phải có kinh tế đủ lo cho con thì dẹp hết. Nhà mình còn nói ý là phụ nữ thì con cái ị thì mình phải làm, đừng để chồng làm (ý nhắc khéo mình đừng sai chồng làm). Nhưng mình hai con nhỏ thì một tay sao trông được hai đứa thế nên ầm lên một trận cho sợ. Chúc bạn mạnh mẽ nên tìm việc làm chứ ở nhà như thế mệt đầu lắm".
Đồng quan điểm, bạn Thu Dung lên tiếng: "Mẹ nó nói chuyện với chồng xem thế nào rồi tìm cách giải quyết. Bạn nấu đủ đồ ăn cho 4 người thôi, nấu cháo thì nói là con nhà em thích ăn vậy vì nó còn bé, con chị lớn thì đương nhiên không thích rồi. Còn nếu họ vẫn tiếp tục thì bạn tự cho mình ốm lấy vài ngày xem cả nhà xoay sở thế nào".
Hay như bạn Đào Bích thì hiến một kế khác: "Bạn cứ đi chợ mua đủ dùng thôi xong nếu bà mang sang thì bảo hôm nay con hết tiền chỉ mua có vậy. Còn 2 bà chị kia sang ăn xong về thì một hôm bạn nhờ người ta rửa vì đau lưng. Đến như thế rồi còn không biết ý thì tớ cũng chịu".
Dù có nhiều lời khen như vậy nhưng vẫn có một số ý kiến cho rằng vấn đề trở nên nghiêm trong hơn là vì chính N. đã không rạch ròi ngay từ đầu mà cứ làm theo hoàn cảnh. Nếu cô ấy biết cách cân đối mọi thứ thì có lẽ đã không phải chịu uất ức đến như vậy. Misu Misu: "Mình thấy vấn đề là ở bạn mà. Tại bạn nấu nhiều nên mới có phần mang qua nhà 2 chị + phần ăn 2 cháu tại nhà bạn. Cả việc cháo cho bé nữa, bạn nấu nhiều thì mới có phần cho con nhỏ của 2 chị".
Cũng có ý kiến cho rằng, nàng dâu này hơi ích kỷ rồi, có miếng cơm miếng cháo mà cũng so đo tính toán thiệt hơn thì không hay ho lắm.
Vậy đấy các mẹ ạ, chuyện bếp núc con cái phụ nữ làm vốn đã vất vả rồi mà còn không được chia sẻ nữa thì tủi thân lắm, nhất là lại có liên quan đến kinh tế trong khi bản thân chưa có thu nhập nhiều. Về nhà chồng lời nói của nàng dâu đôi khi cũng bị hạn chế cho nên quan trọng nhất vẫn là anh chồng, nếu anh ấy biết quan sát tình hình và làm chủ mọi thứ thì chắc là vợ sẽ sướng hơn rất nhiều và chẳng mấy khi phải cằn nhằn.
Video được xem nhiều nhất