Vỡ đê Chương Mỹ: Người Hà Nội rửa bát, tắm giặt bằng nước lũ

Kênh 14 - 17/10/2017, 13:44

Đã gần một tuần sau sự cố vỡ đê Hữu Bùi, một số xã tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước, người dân phải sử dụng cả nước lũ để rửa bát, tắm giặt.

Sau sự cố vỡ đê, cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn, ngoài mất điện, mất nước người dân các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến còn bị cô lập bởi nước lụt. Những chiếc thuyền nhỏ trở thành phương tiện phổ biến ở vùng quê này.

Tại xã Nam Phương Tiến, nước lũ rút rất chậm, thôn Nhân Lý, Nam Hài còn điểm ngập sâu 2-3m.

Đã 4 ngày nay, gia đình ông Nguyễn Huy Tắc (54 tuổi, thôn Nhân Lý) chỉ được hỗ trợ 1 bình nước sạch, dành để uống, nấu cơm. Còn từ rửa rau, rửa bát, tắm giặt đều dùng luôn nước lũ trước cửa nhà.

 - Ảnh 2.

Xã Nam Phương Tiến bước sang ngày thứ 5 ngập sâu, nhìn từ trên cao, toàn bộ nhà dân bị nước bủa vây

Cùng ngõ với ông Tắc, nhà ông Phùng Văn Kích (50 tuổi) bị ngập tới hơn 1,5m, ngan, vịt bơi cả vào trong nhà. Vợ ông than vãn: "Mấy ngày thiếu nước, chiều nay, hàng xóm gọi nhau, chồng tôi vừa đi thuyền ra nhận 2 bình nước tiếp tế dùng cho 4 người".

 - Ảnh 3.

Nước dâng tới hơn 1,5m so với mặt đường.

Hiện nay, các lực lượng ứng trực tại hiện trường vẫn duy trì quân số 100%, bảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn, hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn. Chính quyền địa phương đang cung cấp nước sạch miễn phí cho bà con. Xã có gần 1.000 hộ dân bị ảnh hưởng, với gần 400 nhà ở vùng trũng bị ngập sâu.


Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Chương Mỹ, diện tích lúa mùa chưa thu hoạch bị ngập hơn 100ha; diện tích cây vụ đông bị hư hỏng là 900ha; diện tích thủy sản bị ngập hơn 600ha; gia súc, gia cầm chết chết hàng nghìn con.

 - Ảnh 4.

3 trường học ở xã Nam Phương Tiến vẫn bị đóng cửa

 

 - Ảnh 5.

Đê Bùi từng vỡ năm 2008 gây ngập, 45 ngày sau mới rút, Chương Mỹ có nhiều vùng trũng, lần ngập này được dự đoán có thể kéo dài nhiều ngày

 

 - Ảnh 6.

Đường làng, ngõ xóm bao phủ bởi bèo và rác thải

 

 - Ảnh 7.

Sau 5 ngày nước vẫn tràn vào ngập đến nửa nhà

 

 - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Huy Tắc phải rửa bát đĩa bằng nước lũ trước sân nhà. Ông chia sẻ: "Nước sạch phải tiết kiệm từng giọt. Tôi rửa bát ở đây rồi mới tráng lại bằng nước sạch"

 

 - Ảnh 9.

 

 

 - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Văn Thuận (40 tuổi, Nam Hải) ngày 2 lượt cùng vợ kéo xe đưa 2 con trai học lớp 10 vượt lũ tới trường. Ông cho biết: "Lợn gà, thóc, lúa mất hết rồi, giờ không thể để 2 con mất cái học, phải đưa đi học cho bằng bạn bè, theo kịp chương trình"

 

 - Ảnh 11.

Mọi di chuyển của người dân đều dựa vào những chiếc thuyền nhỏ

 

 - Ảnh 12.

Người dân vẫn tiếp tục sơ tán đến nhà người thân khi nước chưa có dấu hiệu rút

 
 - Ảnh 13.

 

 

 - Ảnh 14.

Nhiều nhà bị ngập gần tới nóc, nhà ở vị trí cao hơn thì cũng ngập tới hiên nhà nhưng vẫn nội bất xuất ngoại bất nhập

 

 - Ảnh 15.

Ngập tới ngang bụng, vợ ông Kích lội nước ra sân nhà lùa đàn vịt vào chuồng

 
 - Ảnh 16.

 

 

 - Ảnh 17.

Người dân chèo thuyền ra nhận hàng tiếp tế

 

 - Ảnh 18.

 

 

 - Ảnh 19.

Nước lũ kéo theo bèo, rác thải ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân

 

 - Ảnh 20.

Anh Trương Văn Kết (31 tuổi) di tản đồ đạc đến sống nhờ nhà họ hàng trên bờ đê

 

 - Ảnh 21.

 

 

 - Ảnh 22.

Chân người dân bắt đầu bị lở loét do ngâm nước lâu ngày

 

 - Ảnh 23.

Xã Nam Phương Tiến đã cấp miễn phí cho người dân 600 thùng nước và 400 thùng mì tôm

Theo Vietnamnet

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất