Những khuôn hình yêu thương về định nghĩa "nhà là nơi..."
“Nhà là nơi ấm êm Nhớ lắm tình thương mến thương. Lớn con phải đỡ đần Nhớ tháng năm mẹ ân cần. Nhà là nơi chúng ta Sớt chia nhau suốt đời” Hãy cùng nghe định nghĩa về Nhà của 21 nhân vật mà Afamily ngẫu nhiên đặt câu hỏi Nhà là nơi nào? nhân ngày Gia đình Việt Nam.
Mẹ là người nội trợ, là người chăm nôm từng chút một cho ngôi nhà. Mọi ngõ ngách trong nhà không nơi nào không có bàn tay của mẹ. việc không ai làm – mẹ sẽ làm, việc khó khăn nhất – mẹ cũng sẽ làm …Có mẹ ở nhà là có tất cả (Ảnh chụp tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Q.3)
Đó là lời của bà mẹ bán thịt gà quay ở chợ Thới Từ, huyện Hóc Môn, TP.HCM
"Nhà là địa bàn của Mẹ"
Đó là lời của bé Nguyên, sinh năm 2007. Nguyên là một cậu bé năng động và lúc nào cũng chạy nhảy khắp nơi nên mẹ em luôn canh chừng em từng li từng tí, nên khi được hỏi về mẹ, cu cậu đáp ngay "Nhà là địa bàn của Mẹ" (Ảnh chụp tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long)
Với những người già, niềm hạnh phúc lớn lao là được sống cùng con cháu. “Bà rất thích ở nhà vì nơi đó bà luôn có cháu cưng để bồng bế, nâng niu” (Ảnh chụp tại tỉnh Sóc Trăng)
"Nhà là tổ ấm để các thế hệ cùng sum họp"
Ông Nguyễn Doãn Bẩm, 74 tuổi, ở Hố Nai, Đồng Nai chia sẻ nhà là nơi ông cùng người vợ và rất đông con cháu dâu rể cùng hòa thuận chung sống. Nhân dịp nghỉ hè, cả gia đình ông tổ chức đi du lịch lên Sài Gòn để tham quan thành phố và cũng là dịp để cả nhà gắn kết hơn trong tình yêu thương đã được ông và các con cháu gìn giữ qua nhiều thế hệ. Ông Bẩm vui vẻ chia sẻ: “Hôm nay đi chơi rất đau chân, nhưng mà con cháu tíu tít vui vẻ thế này đi cả buổi rồi vẫn không thấy mệt”. Sống ngần ấy năm cuộc đời, điều hạnh phúc nhất của ông là được chứng kiến con cháu trưởng thành, và đặc biệt là tổ ấm gia đình của ông rất ít khi xảy ra chuyện bất hòa.
Là lời của bé trai được cha cõng trên vai khi đi tham quan Thảo Cầm Viên
"Nhà là nơi vui nhất" là câu nói của cậu bé Thịnh, sinh năm 2008 sống ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Nụ cười hồn nhiên của cậu bé đánh tan mọi nỗi nhọc nhằn của người mẹ trong bức ảnh, với chị "Nhà là nơi nhiều lo toan". Gia tài của gia đình chị chỉ có một căn nhà vách gỗ nhỏ ven sông. Dù còn nhiều khó khăn về vật chất nhưng cuộc sống gia đình chị giàu tình cảm và tràn đầy tình yêu thương. Chị và người chồng hiền hậu luôn muốn vun đắp cho 2 con ăn học tới nơi tới chốn, và luôn dành thời gian chăm sóc và chơi đùa cùng hai con
Bo (áo trắng) bày tỏ “Con thích nhất là được ở nhà vì con có thể chơi game và xem tivi cùng anh Bi”
Đó là định nghĩa của bé Nguyễn Anh Tuấn (7 tuổi) khi nói về Nhà. Tuấn và em trai Nguyễn Anh Tú (4 tuổi) sống cùng ba mẹ trong một ngôi nhà trọ gần cầu Rạch Chiếc. Vì ba mẹ Tuấn Tú bận rộn với việc mưu sinh mỗi ngày nên hai anh em thường quấn quýt nhau như hình với bóng. “Vì không ai chơi với em cả, nên con muốn chơi với em để em không buồn”.“Nhà là nơi có ba, có mẹ và anh trai” là định nghĩa của bé Tú.
Ảnh chụp tại Mái ấm Truyền Tin, Q. Tân Bình. Các bé ở mái ấm điều cho rằng mái ấm chính là nhà mình vì các anh chị em dù không phải ruột thịt nhưng yêu thương nhau như người thân trong gia đình
Đôi bạn trẻ Hồng và Huy sau 3 năm yêu nhau đã có một định nghĩa đồng lòng như vậy về ngôi nhà tương lai của mình. Từ Hà Nội, hai bạn trẻ đang trải qua những tháng ngày hạnh phúc khi cùng nhau đi xuyên Việt và chia sẻ nhiều kỷ niệm trước khi quyết định tiến đến hôn nhân vào năm tới. Huy nói: “Ngôi nhà tương lai chắc chắn phải có một nửa yêu thương của mình, có bố mẹ cùng chung sống. Nhưng quan trọng hơn hết, để nhà là nơi hạnh phúc phải luôn có sự thấu hiểu và nhường nhịn, chia sẻ lẫn nhau.” “Một điều nhịn chín điều lành, cần phải bớt sự nóng nảy và hiểu cảm xúc của nhau thì mọi chuyện chắc chắn sẽ êm đẹp hơn” Hồng vui vẻ nói thêm.
Đó là chia sẻ của Nguyễn Tấn Phát, giảng viên Giảng viên khóa Khám phá hình ảnh 9 – 12 tuổi tại trường học Toa Tàu.“Khi nghe chữ Nhà, tôi hình dung đó là thế giới riêng của mình, là thế giới nội tâm của chính tôi. Ngôi nhà ấy sẽ chứa những điều tôi yêu thích, những điều tôi suy nghĩ hàng ngày. Ngôi nhà của tôi sẽ có đầy những mô hình trò chơi như con Pokemon chẳng hạn, có những bộ phim hoạt hình, có những môn thể thao tôi yêu thích như bóng rổ, boxing, bơi lội, ném đĩa, ngôi nhà của tôi sẽ chứa đầy những thứ đẹp đẽ và liên quan đến sở thích vẽ vời của tôi. Có nhiều người bảo rằng nếu cứ mải mê sống với thế giới riêng của mình thì bạn sẽ trở thành người cô độc. với tôi thì không, điều đó tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người thôi. Tôi nghĩ quá trình sống của mỗi người có nhiều giai đoạn, tôi đã có khoảng thời gian chơi đùa với bạn bè, cà phê cà pháo này nọ, nhưng bây giờ tôi quan tâm đến việc chơi với chính mình, tôi cần phát triển bản thân mình nhiều hơn, tôi cần đặt ra nhiều câu hỏi với chính mình để tôi biết mình muốn gì và cần làm gì. Hiện giờ tôi chỉ muốn làm những điều mình thích và sống trong thế giới nội tâm riêng của mình. Và tôi nghĩ một lúc nào đó tôi sẽ lại tiếp tục ra ngoài để sống với thế giới ngoài kia”
Với họa sĩ Từ Hoa Lợi, người vẽ tranh truyền thần cuối cùng của Sài Gòn, nhà chính là nơi ông miệt mài say mê làm việc trong hơn 20 năm qua: góc nhỏtrên con đường Điện Biên Phủ (Q.10). Ở ngôi nhà mở chứa đầy những âm thanh hỗn tạp của tiếng còi xe, tiếng người và khói bụi mịt mù, người họa sĩ già tóc bạc say sưa vẽ tranh từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều, bất kể thời tiết mưa hay nắng. “Nhà là nơi cư trú, sinh sống và làm việc của con người. Ngoài nghĩa nhà là nơi có đời sống tinh thần, tình cảm thiêng liêng của mỗi người, nhà còn là nơi người ta sống với nghề mình yêu thích và đam mê. Góc phố này với tôi là ngôi nhà mà mỗi ngày tôi vẽ tranh bằng tất cả niềm đam mê của mình. Và khi bạn đam mê một nghề nào đó, bạn sẽ dồn hết tâm sức trí tuệ tinh thần vào công việc đó, bỏ ngoài tai mọi ồn ào xung quanh mình. Ngay cả khi sau lưng tôi có người và không lên tiếng thì tôi cũng xác định là không có người và tập trung cao độ vào bức ảnh chân dung của tôi”.
Đó là lời tâm sự của cô Nguyễn Thị Len, chủ một tiệm tranh trên đường Trần Phú (Q.5). Học ngành kiến trúc nhưng sau khi lấy chồng là một họa sĩ, Len chuyển sang vẽ tranh và sở hữu 2 phòng tranh ngay trên con đường Trần Phú. Vào mỗi buổi chiều, vợ chồng cô thường cùng ngồi vẽ tranh cùng nhau với cô con gái 2 tuổi bên cạnh cũng tập tành vẽ vời theo bố mẹ
Là lời tâm tình của cô bé trong bức ảnh này. Mỗi cuối tuần, ba mẹ thường dắt bé ra biển để bé làm quen với nước và tập bơi. Ảnh chụp tại Xuyên Mộc, Vũng Tàu
Như bao học sinh tỉnh lẻ vừa tốt nghiệp phổ thông, Quyên (ở giữa), 20 tuổi, quê ở Đăk Lăk cũng phải rời xa gia đình để khăn gói vào Sài Gòn học tập. Xa gia đình, ngôi nhà trọ sinh sống cùng vời những người chị, người bạn cùng quê dần trở thành ngôi nhà thứ hai của bạn. Quyên kể: “Lúc vừa mới vô Sài Gòn học, thậm chí bây giờ mỗi khi về thăm nhà vô lại, mình vẫn thấy nhớ nhà. Những lúc như vậy, sự chia sẻ của các chị em cùng ở trọ cũng làm mình cảm thấy đỡ buồn rất nhiều.”Nhờ có sự động viên lẫn nhau, sự san sẻ mọi cảm xúc của cuộc sống sinh viên xa nhà, căn nhà trọ nhỏ hẹp vì thế luôn ngập tràn tình yêu thương như một mái nhà thực sự
"Nhà là bất kỳ nơi đâu có Anh"
"Nhà là bất kỳ nơi đâu có Anh" là chia sẻ của cặp vợ chồng son Quin – Tồ. Do đặc thù công việc phải đi công tác tỉnh nhiều nơi, Vũ Quyên (cô gái trong bức ảnh) đôi khi phải sống xa chồng trong nhiều tuần, nhưng dù đi đâu, làm gì, trên Facebook của hai vợ chồng cũng tràn ngập những bức ảnh tình yêu của hai người.
Ảnh chụp tại mái Huỳnh Đệ Như Nghĩa (Q. Bình Tân). Các em bé trong bức ảnh này đều bị khiếm thị nhưng sống với nhau rất tình cảm. Cô bé áo xanh đen khi biết được chụp ảnh đã sờ vào máy chụp hình và hỏi chúng tôi: “Hình em có đẹp không chị? Ước gì em có một phút giây thôi được nhìn thấy chính mình”
“Nhà không phải là nơi chốn, nhà là bất kỳ nơi nào có cảm xúc của tình yêu, sự bình yên và an toàn” là chia sẻ của cặp vợ chồng son Nguyễn Hiếu Liêm (người chơi nhạc) và Lucy Alexandre Howson (người Anh). Liêm và Lucy tình cờ gặp nhau trong một ban nhạc, họ trở thành bạn bè thân và sau đó yêu nhau từ lúc nào không biết. Với Liêm và Lucy “Nhà là nơi nào không quan trọng, khi bạn gặp ai đó cho bạn cảm giác được yêu thương, cảm thấy an toàn, khi bạn đi bất kỳ đâu cho bạn những cảm xúc yêu thương ấy thì nơi đó chính là Nhà”.
Trong tâm trí của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, cô gái vàng của thế thao Việt Nam thường xuyên sống xa nhà để theo đuổi ước mơ trở thành Nữ hoàng bơi lội thế giới thì Nhà chính là quê hương Việt Nam. Trả lời phỏng vấn của 1 tờ báo dành cho giới trẻ khi được hỏi về cảm nhận của Ánh Viên mỗi khi đứng trên bục vinh quang nhận giải, cô nghĩ đến điều gì, cô đã trả lời. “Mình muốn về Việt Nam”.
“Nhà là nơi cho tôi niềm tin để luôn phấn đấu, vượt lên những thử thách, khó khăn", đó là định nghĩa của Ánh Viên về Nhà. “Cho dù là khó khăn trong những lúc tập luyện, hay thử thách trong cuộc sống, mọi thành viên trong gia đình yêu thương, đùm bọc là động lực không ngừng giúp tôi có kết quả ngày hôm nay”.
Video được xem nhiều nhất