Người dân bỏ tiền túi làm con ngõ tranh gốm “độc nhất” ở Hà Nội
Những bức tranh gốm cỡ lớn hội tụ khung cảnh cuộc sống, sinh hoạt làng quê, được thiết kế độc đáo trong ngõ 78 đường Duy Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khiến nhiều người thích thú chiêm ngưỡng.
- Cô gái quỳ gối xin bạn trai tha thứ tại Hà Nội gây phẫn nộ
- Sau người Hà Nội, đến lượt người Sài Gòn mong chờ gặp Obama
- Chân dung đầu bếp lừng danh ăn bún chả cùng Obama tại Hà Nội
- Sinh viên Hà Nội tìm lời giải cho các vấn đề nóng xã hội
- Hoảng hốt với mốt "Can Lộ Lộ" - mặc cũng như không của chị em trên đường phố Hà Nội
Những ngày gần đây, đoạn đường tranh gốm được xây dựng trong ngõ 78 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã khiến nhiều người dân thủ đô không khỏi ngỡ ngàng. Toàn bộ phần mặt tường dài khoảng 200 m, chạy dọc trước cửa các hộ dân tại đây đều được phủ lên bằng những bức tranh gốm khổ lớn.
Toàn bộ phần mặt tường dài khoảng 200 m, chạy dọc trước cửa các hộ dân tại đây được phủ lên bằng những bức tranh gốm khổ lớn.
Sự hoành tráng của các bức tranh khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc, thậm chí coi đây là "con đường gốm sứ" thứ hai của Hà Nội, sau "con đường gốm sứ" dài kỷ lục tại quận Long Biên.
Bà Nguyễn Thị Tho (61 tuổi), người dân sống trong ngõ cười nói phấn khởi. Bà Tho cho biết, kể từ khi lên ý tưởng xây dựng con đường tranh gốm này, mọi người ở tổ dân phố đều thấy trước nhà mình sạch sẽ và nên thơ, khác hẳn với những hình ảnh quảng cáo, tường nham nhở trước đó.
Bức tường được chia thành hai phần, phần trên là các bức tranh khổ lớn về phong cảnh non nước, làng quê hoặc đàn cá…; bên dưới là các bức nhỏ, hình hoa sen.
"Người đưa ra ý tưởng độc đáo này là bà Vũ Thị Bắc (57 tuổi), là người ở trong ngõ. Ban đầu mọi người lấy ý tưởng trồng hàng trúc dài trước nhà nhưng sau đó thống nhất góp tiền làm tranh gốm. Các hộ dân thống nhất với nhau sẽ bỏ tiền ra thuê thợ về làm. Trong quá trình thực hiện, diện tích trước cửa nhà của mỗi hộ sẽ được phép chọn lựa khung cảnh trên bức tường nhưng tất cả phải cùng một màu sắc nhằm đảm bảo tính đồng bộ", bà Tho cho hay.
Theo bà Tho, kể từ khi con đường tranh gốm được xây dựng, đường vào ngõ luôn sạch sẽ.
Tất cả các bức tranh đều có màu chủ đạo là nâu đỏ, nổi bật trên nền tường màu trắng, vô cùng độc đáo và đẹp mắt.
Theo bà Tho, ngay sau khi con đường tranh gốm được xây dựng hoàn thành xong đã nhận được sự quan tâm và thích thú của nhiều người dân trong khu vực và khắp nơi hiếu kỳ đến xem.
"Mấy ngày nay nhiều người nghe tin kéo đến xem. Ở các phường, quận cũng xuống học hỏi kinh nghiệm. Bản thân gia đình tôi thích thú cảnh đồng quê với cây đa, sân đình, cảnh người dân chèo thuyền… nên đã xây dựng theo ý thích. Ngoài ra một số đường nét do chồng tôi tự vẽ trông rất hay", bà Tho cười nói.
"Xây dựng đến nay đã hai năm, ngày nào cũng nhìn các bức tranh gốm nhưng chẳng bao giờ tôi thấy chán. Được xem những bức ảnh đồng quê dân dã xua tan đi căng thẳng, mệt mỏi", bà Tho chia sẻ thêm.
Những bức tranh gốm này thể hiện cuộc sống sinh hoạt của làng quê Việt.
Một góc hồ Gươm.
Bức tranh mang ý nghĩa vinh quy bái tổ.
Chứng kiến con đường tuyệt đẹp trên, nhiều người đi đường đã vô cùng thích thú. Bạn Lê Oanh, sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội cho biết, bản thân khi nhìn những bức tranh gốm mộc mạc cô cảm thấy vô cùng thoải mái và yêu thích.
"Dù được xây dựng trong ngõ thôi nhưng rất đẹp. Nếu các con ngõ khác cũng được xây dựng như thế này thì đẹp quá. Vào đây ngắm những bức tranh gốm cỡ lớn thế này tôi như sống lại nơi vùng quê yên bình, dịu mát", Lê Oanh cho hay.
Những chi tiết của các bức tranh đều rõ nét
Dù đã xây dựng được 2 năm nhưng do bảo vệ và gìn giữ nên bức tranh gốm còn khá mới.
Bà Bùi Thị Sinh, tổ phó tổ dân phố 28, cho biết, sau khi con đường được hoàn thành, bị thu hút bởi vẻ đẹp và sự hoành tráng của các bức tranh gốm, không ít người đã tìm đến đây để ngắm, để chụp ảnh. Người dân trong khu vực vẫn thường gọi con ngõ này là "tuyến đường kiểu mẫu" hoặc "đường gốm có một không hai".
"Trong thời gian sắp tới, các hộ dân sẽ đóng góp kinh phí để hoàn thiện tất cả những phần còn trống trên bức tường. Mong muốn của tổ là biến bức tường trở thành một bức tranh gốm đồng bộ, độc đáo và sinh động", bà Sinh chia sẻ.
Video được xem nhiều nhất