"Trẻ hiểu sai về Quang Trung - Nguyễn Huệ là đương nhiên"

Zing - 14/07/2015, 08:33

TS Vũ Thu Hương – khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ, chuyện học sinh nhầm lẫn kiến thức Lịch sử đương nhiên sẽ xảy ra khi môn học này chỉ là phụ.

 
- Sau khi xem clip học sinh trả lời về Quang Trung - Nguyễn Huệ, là người có kinh nghiệm 20 năm đào tạo giáo viên tiểu học, bà có bất ngờ không?
 
- Thú thật tôi không bất ngờ trước phần trả lời của các em. Tôi nghĩ chuyện này sẽ xảy ra đương nhiên khi các môn học Lịch sử và Địa lý bị coi rẻ hết cỡ trong chương trình. 
 
Mặc dù Lịch sử là một phần vô cùng quan trọng của Văn hóa Việt, nhưng Bộ GD&ĐT coi nhẹ, phụ huynh coi nhẹ, xã hội coi nhẹ và đương nhiên là học sinh đã coi rất rẻ rúm.
 
Bài số 25 trong SGK Lịch sử lớp 4.
Bài số 25 trong SGK Lịch sử lớp 4.
 
- Chương trình tiểu học, bài học về Quang Trung - Nguyễn Huệ trong SGK được trình bày đã thực sự thu hút để các em ghi nhớ?
 
- Bài học về Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ xuất hiện một lần mà ít nhất là ba lần trong suốt quá trình các cháu học từ lớp một đến 12. 
 
Ngoài ra, các bài học này kéo dài và luôn là kiến thức quan trọng hàng đầu trong kì học. Vì thế, tôi nghĩ, việc các cháu không ghi nhớ không liên quan sách giáo khoa.
 
Tôi từng hỏi các bạn nhỏ về Địa lý, câu trả lời sẽ khiến nhiều người cười. 
Ví dụ: "Khi dẫn học sinh đi từ Bắc về Nam, sau khi qua Nam Định, Ninh Bình, chúng ta đến tỉnh nào?". Đám trẻ hớn hở trả lời: "Quảng Ngãi ạ, Thừa Thiên Huế ạ". 
 
Hay: "Sóc Trăng nằm ở miền nào, Bắc, Trung hay Nam?". Trẻ nhỏ hô rất to: "Bắc ạ". 
 
Và bạn tin được không, học sinh tốt nghiệp lớn 9 vẫn chưa biết đâu là hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. Thậm chí, có cháu khoe với tôi sau khi được hướng dẫn xem la bàn: “Cô ơi, cái phòng này ở hướng nam tây ạ”.
 

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất