Tại sao một số thực phẩm trông thì rất bình thường nhưng lại có mức giá không phải ai cũng dám ăn?
Trông bề ngoài những loại thực phẩm này rất bình thường nhưng tại sao lại có giá khiến người ta phải giật mình thon thót đến vậy?
Câu hỏi về những món ăn xa xỉ của giới thượng lưu trên khắp thế giới trông như thế nào và có vị ra sao có lẽ là mối quan tâm của không ít người. Chỉ một đĩa đồ ăn sao lại có giá "trên trời" vậy? Món ăn đắt đỏ không chỉ vì tay nghề của người đầu bếp mà lý do chính là bởi những nguyên liệu tạo nên nó. Trong bài viết này, bạn sẽ được "mở rộng tầm mắt" về những loại thực phẩm thuộc hàng xa xỉ nhất thế giới.
1. Nấm Matsutake – hơn 13 triệu đồng (600 USD)
Đây là một trong những loài nấm cực hiếm của Nhật Bản. Loài nấm này đắt như vậy vì người ta không thể trồng mà chúng chỉ mọc trên rễ của các cây thông đỏ trong rừng. Hiện nay số lượng loài nấm nay đang suy giảm nghiêm trọng do côn trùng và sự xâm nhập của cây rừng. Các nhà khoa học lo ngại nhiều khả năng nấm Matsutake sẽ biến mất trong tương lai.
2. Cà phê Kopi Luwak – 5,5 đến 27,5 triệu đồng/kg (250 - 1.200 USD/kg)
Loại cà phê đắt nhất thế giới này được lấy từ phân chồn châu Á và thường được sản xuất rộng rãi ở Indonesia và Philipin và miền Nam Ấn Độ. Cà nổi tiếng vì phương pháp sản xuất và mùi vị cực kỳ đặc biệt.
3. Trứng cá muối Caviar – 200 triệu đồng (9.100 USD)
Sở dĩ loại trứng cá muối đẹp như ngọc trai này có giá đắt nhất thế giới là do nó rất quý hiếm. Cá tầm bạch tạng là loại cá lớn sống ở biển Caspi (nằm giữa Nga, Iran, Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan). Cá tầm bạch tạng đẻ trứng không nhiều, chỉ khi 100 tuổi chúng mới đẻ.
4. Súp tổ yến – hơn 60 triệu đồng/kg (3000 USD/kg)
Tổ của loài chim yến được làm hoàn toàn từ nước bọt của chúng và hầu như không có thêm bất kì vật liệu phụ nào. Súp tổ yến được coi là món ăn đắt đỏ nhiều dinh dưỡng rất phổ biến ở Trung Quốc. Một trong những yếu tố tạo nên giá thành cao của thực phẩm này là quá trình thu thập tổ yến rất kì công và nguy hiểm vì loài chim này thường làm tổ trên những vách đá dốc rất cao.
5. Nghệ tây vàng – 9 đến 22 triệu/kg (400 - 1.000 USD/kg)
Loại gia vị đắt đỏ này có rất nhiều công dụng tốt trong việc điều trị các bệnh như ho, cảm lạnh, đau dạ dày, mất ngủ, chảy máu tử cung, bệnh ban đỏ, bệnh tim và đầy hơi. Nghệ tây vàng rất hiếm, nó chỉ phát triển 7 ngày trong năm, vào đúng mùa thu. Người ta phải thu hoạch và chế biến nghệ tây hoàn toàn bằng tay. Đặc biệt, để có được 1 kg bột nghệ tây hoặc nghệ tây sấy khô, người ta cần phải có tới 300.000 bông hoa.
6. Nấm cục trắng – gần 50 triệu đồng (2.100 USD/kg)
Nấm cục trắng còn có tên gọi là nấm truýp không mọc trên mặt đất như các loại nấm thông thường mà mọc sâu trong lòng đất và thường ký sinh trong rễ cây sồi. Điều kiện phát triển của nấm này rất đặc biệt, một năm chỉ xuất hiện vài tháng tại Italy. Nấm đòi hỏi phương pháp thu hoạch và bảo quản đặc trưng. Nó có hương vị và hương thơm tinh tế.
7. Gà đen Ayam Cemani – 4,5 triệu đồng (200 USD)
Loại thực phẩm xa xỉ này có nguồn gốc từ đảo Java, Indonesia. Gà Ayam đen từ thịt đến tận xương với hàm lượng sắt rất cao nên là thực phẩm tốt cho phụ nữ mang bầu. Thậm chí nhiều người còn tin rằng ăn gà đen sẽ có may mắn, thịnh vượng.
8. Thịt bò kobe – 10 triệu đồng (450 USD)
Bò kobe, hay bò Wagyu, là một trong những đặc sản thơm ngon và đắt đỏ nhất trên thế giới. Đặc trưng của thịt bò kobe hảo hạng là những vân mỡ trắng phân bố xen kẽ các thớ thịt đỏ với tỉ lệ tương đồng. Thành phần thịt và mỡ đều nhau giúp miếng thịt vừa mềm mại vừa có hương vị thơm ngon. Những con bò kobe thuần chủng được uống bia, nghe nhạc cổ điển và massage hàng ngày để thịt mềm và thơm ngon nhất.
9. Thịt lợn hun khói Jamón Ibérico – 9 triệu đồng (392 – 400 USD)
Thịt đùi lợn muối và hun khói jamón Ibérico, được sản xuất tại Tây Ban Nha, là loại thịt xông khói đắt nhất trên thế giới. Loại lợn Iberia được nuôi theo cách đặc biệt với những loại thức ăn là thực vật và cỏ. Người ta trồng những cánh đồng cỏ riêng cho chúng.
10. Phô mai nai sừng tấm – 23 triệu đồng (1074 USD)
Một trong những loại phô mai đắt nhất trên thế giới là phô mai nai sừng tấm, được sản xuất trong các trang trại nuôi nai sừng tấm ở Thụy Điển. Nguyên liệu làm ra phô mai nai sừng tấm chính là sữa nai sừng tấm. Phô mai này có màu trắng và được làm với số lượng rất hạn chế.
(Nguồn: Bright Side)
Video được xem nhiều nhất