Rùng rợn hủ tục đám cưới ma ở Trung Quốc, ai chứng kiến một lần là ám ảnh cả đời

26/01/2021, 08:29

Hủ tục đám cưới ma là tập tục cổ xưa có từ đời Tống. Gần đây, hủ tục này đã bùng phát trở lại khiến nạn cướp mộ hoành hành.

Hủ tục đám cưới ma là gì?

Trên thế giới, mọi người đều quan tâm những người quá cố cô độc, không có người thân bên cạnh. Tại các vùng quê hẻo lánh miền Bắc Trung Quốc, nhiều người vẫn tin rằng việc một chàng trai chưa vợ phải sang thế giới bên kia mà không có phụ nữ nào bên cạnh là điềm xấu. Việc này mang đến nhiều xui xẻo cho gia đình nam nhân quá cố và hồn ma anh ta sẽ ám ảnh cả nhà. Để tránh điều đó, các thành viên trong gia đình phải tìm một cô dâu ma để kết hôn với chàng trai đã chết, mang lại sự bình yên cho gia đình.

 

“Đám cưới ma” hay còn gọi là "minh hôn" (âm hôn), được cho là đã có từ thế kỷ 17 trước Công nguyên. Theo sách “Tam Quốc chí - Ngụy chí - Bỉnh Nguyên chí”, năm Kiến An thứ 13, ghi lại điển tích Tào Xung, con trai Tào Tháo không may chết sớm. Tào Tháo đau khổ, day dứt vì chưa cưới được vợ cho con khi còn sống nên muốn tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để làm lễ cưới với Tào Xung. Một thời gian sau, nghe nói nhà họ Chân có con gái chết yểu, Tào Tháo liền đến nói chuyện. Hai gia đình chọn ngày lành tháng tốt tổ chức "đám cưới ma" như thật, sau đó hợp táng cho "đôi mới cưới".

Đám cưới ma có nhiều mức độ khác nhau. Hình thức đơn giản thì là các tượng cô dâu ma bằng đất sét hoặc bạc chôn cạnh thi thể nam quá cố. Tuy nhiên, theo truyền thống, đám cưới ma "tốt nhất" là phải có xác chết của một cô gái thực thụ. Người ta đào thi thể người phụ nữ từ mộ đã được chôn cất, mặc quần áo sạch sẽ cho thi thể rồi cải táng cùng người đàn ông. Cũng chính vì nhu cầu tổ chức đám cưới ma, nhiều kẻ hám lợi đã bất chấp pháp luật, đạo đức để đánh cắp các thi thể đã được mai táng.

Chính phủ Trung Quốc đã chính thức cấm hủ tục đám cưới ma năm 1949. Nhưng cùng với phát triển đi lên của đất nước, hủ tục này lại tiếp tục thịnh hành trở lại. Các tỉnh phía bắc Trung Quốc như Sơn Tây, Hà Nam, Thiểm Tây xảy ra hơn 30 trường hợp trộm tử thi chỉ trong vòng 3 năm qua. Tất cả đều liên quan đến việc phục vụ các đám cưới ma.

Tuy nhiên, chính phủ nước này lại cho phép các công ty mai mối làm cầu nối liên hệ giữa những gia đình có con trai và con gái qua đời để họ tự sắp xếp việc hôn sự cho người quá cố. Việc này nhằm bù đắp cho chính sách một con có hiệu lực tại Trung Quốc trong suốt 30 năm qua. Mặc dù thế, các công ty mai mối vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

Lợi nhuận cực khủng từ việc đánh cắp thi thể

Lợi nhuận cao từ các tử thi mới trung bình khoảng 15.600 USD (360 triệu đồng)/cô dâu ma đã khiến nhiều kẻ mờ mắt. Năm 2011, một người đàn ông bị bắt vì giết vợ để bán thi thể cho đám cưới ma. Năm 2014, 4 người đàn ông bị bắt vì bán hơn 10 thi thể với giá gần 40.000 USD (920 triệu đồng). Thậm chí, các tử thi đã phân hủy cũng bán được với giá khoảng 760 USD. Trong khi đó, hình phạt dành cho tội trộm thi thể chỉ là 3 năm tù giam.

Cảnh sát ở huyện Nhuế Thành tỉnh Sơn Tây đã cứu sống một cô gái tâm thần 18 tuổi suýt bị đem bán để làm "cô dâu ma". Nếu không có cảnh sát can thiệp, cô gái sẽ bị giết để phục vụ cho hôn lễ. Được biết, giá mà gia đình mua xác đề nghị là 70.000 nhân dân tệ (210 triệu đồng)

Mặc dù những vụ phạm tội nảy sinh từ "đám cưới ma" hết sức nghiêm trọng nhưng những lỗ hổng trong luật pháp Trung Quốc khiến việc trừng phạt trở nên khó khăn.

Bởi chính quyền không thể ngăn chặn được nạn trộm tử thi, các gia đình Trung Quốc đã tự nghĩ ra nhiều cách để bảo vệ người thân đã mất của họ. Thay vì chôn cất trên các sườn núi xa xôi, họ xây mộ ngay bên cạnh nhà. Những người khác thì bọc mộ bằng bê tông. Gia đình có điều kiện sẽ xây hàng rào, lắp camera an ninh và thuê nhân viên bảo vệ tuần tra hàng ngày.

Theo Em đẹp

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất