Tại sao có người rất được yêu thích, người thì không? Họ có "chiêu" cả đấy!
Ví dụ, phải dùng "chiêu" ra sao nếu bạn biết tỏng người đối diện đang nói dối?
- Ảnh nắm tay nhau đi khắp thế gian phiên bản "đày đọa"
- Hoảng hốt với mốt "Can Lộ Lộ" - mặc cũng như không của chị em trên đường phố Hà Nội
- Điều mà phụ nữ tuổi 40 muốn nhắn với phụ nữ 30
- Dân mạng cập nhật từng phút Tổng thống Obama đến Việt Nam
- Cô gái Việt xinh đẹp, duyên dáng tặng hoa cho Tổng thống Obama là ai?
Bạn luôn thắc mắc, tại sao có nhiều người duyên dáng thế, khéo ăn khéo nói thế, bắt được tâm lý người khác tốt thế, được nhiều người yêu thích thế..., từ đó họ dễ dàng đạt được thành công, trong khi bạn cứ trầy trật kiểu gì, đúng không?
Thật sự, không phải không có lý do khi nói rằng, tâm lý học là 1 lĩnh vực khá là hấp dẫn. Con người là 1 vũ trụ kì bí, và khám phá con người là 1 hành trình dài vô tận, nhưng rất thú vị và đáng để bỏ công sức. Một khi đã nắm được rồi, thì bạn sẽ có trong tay 1 số sức mạnh vô hình trong việc nắm bắt tâm lý người đối diện và biết cách xử sự sao cho phù hợp.
10 "chiêu" nhỏ dưới đây chưa phải là cẩm nang sống dành cho tất cả, nhưng nó phản ánh đa số các trường hợp chúng ta thường gặp ngoài đời. Nó sẽ cho bạn biết, bạn cần làm gì, để đạt được cái bạn muốn.
1. Nếu bạn biết tỏng câu trả lời ấy là nói dối...
... thì đừng nói gì hết. Đừng quát tháo, đừng giận dữ. Cứ nhìn thật lâu vào mắt người đó và im lặng. Động tác này sẽ khiến đối phương cảm thấy "nhột" và tội lỗi. 1 là họ sẽ im lặng, mà sự im lặng thì đồng nghĩa với việc biết chắc mình không thể nói dối được nữa. 2 là họ sẽ thú nhận.
2. Nếu ai đó đang quát vào mặt bạn...
... thì bạn hãy kiềm chế 1 chút, và đừng quát lại, cũng đừng gay gắt. Hãy biểu lộ rằng, bạn khá bất ngờ khi bị quát tháo, nhưng không vì vậy mà bạn mất bình tĩnh và cư xử không phép tắc như họ. Biểu hiện này sẽ giúp không khí bớt căng thẳng hơn và có thể, chính người quát tháo ấy sẽ là người xin lỗi bạn trước, vì thái độ không tốt.
3. Nếu 1 ai đó đang chuẩn bị phê bình hay nhận xét tiêu cực về bạn...
... thì hãy nhẹ nhàng đứng hoặc ngồi sát bên họ, thu hẹp gần nhất khoảng cách có thể. Hành động này sẽ khiến họ lưu ý hơn lời ăn tiếng nói và có lối nhận xét kiềm chế hơn, bớt tiêu cực hơn. Nếu bạn đứng quá xa, họ sẽ cảm thấy cần "xả" rất nhiều lời chê về bạn.
4. Khi bạn thấy căng thẳng, lo lắng và muốn thư giãn...
... thì hãy ăn. Không phải ngẫu nhiên mà một số người lo lắng thì thường hay nhai kẹo cao su. Động tác ăn sẽ giúp ôn hòa mọi chuyện. Không phải bữa ăn là thời điểm chúng ta thư giãn và thấy yên bình nhất trong ngày sao?
5. Khi bạn thấy căng thẳng trước 1 buổi phỏng vấn...
... thì hãy tưởng tượng, người phỏng vấn bạn sắp gặp là 1 người bạn thân thiết. Và bạn sẽ nói gì với 1 người bạn - thay vì 1 người phỏng vấn cứng nhắc, nghiêm khắc như thường lệ?
6. Muốn biết ai đó thích mình hoặc cặp nào đang thích nhau...
... thì hãy nhìn phản ứng của họ trong 1 nhóm, vào lúc mà cả nhóm đang cùng bật cười vì 1 câu chuyện nào đó. Khi cười, phản xạ của chúng ta sẽ đưa mắt đến người mà chúng ta thầm thích hoặc có thiện cảm. Bằng cách này, bạn sẽ phát hiện ra vô số điều thú vị đấy.
7. Khi muốn bắt đầu phát triển 1 mối quan hệ tốt đẹp với ai đó...
... thì hãy luôn mỉm cười và tỏ vẻ vui vẻ mỗi khi gặp họ. Gọi tên họ 1 cách chuẩn xác và nhẹ nhàng, chỉ hỏi 1-2 câu xã giao cần thiết và số lượng câu hỏi cũng như nội dung sẽ tăng dần theo thời gian. Luôn nhớ tử tế - đừng có mà đùng 1 ngày đẹp trời, người ta chào bạn xong bị bạn "bơ đẹp".
8. Nếu công việc của bạn luôn phải tiếp xúc và nói chuyện với mọi người ở văn phòng...
... thì hãy đặt 1 tấm gương sau lưng bàn ngay tại bàn làm việc. Khi ai đó đến nói chuyện với bạn, họ sẽ "vô tình" nhìn vào gương và thấy sự phản chiếu khuôn mặt họ. Lúc này, tâm lý con người sẽ chỉ muốn hình ảnh trong gương kia là 1 hình ảnh dễ chịu, đáng mến. Vì vậy, họ sẽ tự động cư xử đúng mực với bạn.
9. Nếu bạn muốn gây chú ý với người bạn thích...
... hãy nhìn chăm chăm vào bất cứ thứ gì "có vẻ là đang ở sau vai người đó". Khi nhận được tín hiệu và họ đưa mắt nhìn lại bạn, hãy nhìn thẳng vào mắt họ và mỉm cười nhẹ. Hoàn hảo!
10. Khi cần thỏa thuận/yêu cầu hoặc ra điều kiện gì đó với người khác...
... hãy phóng đại điều kiện/ thỏa thuận đó lên 1 bậc và nói với 1 tông giọng hơi cao. Lúc này, người đối diện chắc chắn sẽ từ chối. Lúc đó, bạn hãy hạ giọng và đưa ra 1 yêu cầu "có vẻ" thấp hơn (nhưng thực ra, nó lại chính là yêu cầu ban đầu của bạn), đa số họ sẽ đồng ý. Con người có xu hướng chấp nhận những điều kiện nhỏ hơn những thứ to lớn khác mà họ từng từ chối.
Video được xem nhiều nhất