Nếu "dải phân cách sống" là bất cập, liệu các tình nguyện viên có tự động nghe theo không?
"Mỗi khi nghe chị còi chỉ đạo, gần 1000 tình nguyện viên tự động rời khỏi chỗ nghỉ ra làm hàng rào mà không cần nhắc nhở, bạn có nghĩ rằng: nếu giải pháp không hợp lí hay bất cập thì mọi người có tự động nghe theo không?"
- Đêm nay toàn miền Bắc mưa dông, nắng nóng chấm dứt
- 21 bí mật thú vị về nữ tỷ phú trẻ nhất thế giới
- 10 điều làm thay đổi cuộc sống của bạn trong 30 giây
- Nắng nóng, người Hà Nội chọn sông, hồ làm bãi tắm giải nhiệt
- Nếu "dải phân cách sống" là bất cập, liệu các tình nguyện viên có tự động nghe theo không?
Mùa thi năm nào cũng thế, trên khắp các con đường và đặc biệt là trước cổng trường được chọn làm địa điểm thi, hình ảnh những bóng áo xanh thanh niên tình nguyện (TNTN) đã trở thành một điều gì đó quá gần gũi, thân thuộc với thí sinh cũng như phụ huynh có con em đi thi.
Đồng hành cũng các sĩ tử cho đến hết mùa thi, các bạn thanh niên tình nguyện sẽ tham gia chỉ đường, giải đáp thắc mắc, giúp tìm nơi ở trọ cũng như hỗ trợ thí sinh, phát nước miễn phí cho các phụ huynh trong thời gian chờ đợi, đặc biệt là vào đầu và cuối giờ thi, đội ngũ các bạn TNTN sẽ cùng nhau đứng tạo thành một "dải phân cách sống" để các sĩ tử có thể qua đường dễ dàng cũng như đường nhanh chóng được lưu thông hơn.
Hình ảnh các TNV tạo dải phân cách sông(Ảnh: Facebook)
Đã từng đứng trong hàng ngũ TNTN được 4 năm và hiện là Ủy viên Ban chỉ huy của chiến dịch Tiếp sức mùa thi 2015 tại trường ĐH Bách Khoa, Hà Nội, bạn Cao Xuân Bách chia sẻ rằng:
"Việc tạo nên dải phân cách là rất cần thiết, nó không chỉ đảm bảo an toàn cho các bạn thí sinh mà còn giúp đường phố không bị tắc nghẽn nữa. Hãy thử tưởng tượng khi hàng ngàn thí sinh cùng ồ ạt đi ra lúc hết giờ thi, phụ huynh nóng lòng muốn đón con cũng đứng xuống cả lòng đường kết hợp với việc lượng xe lưu thông qua đó cũng rất lớn, nếu không có dải phân cách này thì biết đến bao giờ các em mới sang được đường và đường phố mới bớt lộn xộn đây?
Cao Xuân Bách - Ủy viên Ban chỉ huy của chiến dịch Tiếp sức mùa thi 2015 tại trường ĐH Bách Khoa, Hà Nội.
"Bọn mình tham gia tình nguyện vì muốn được thay đổi bản thân. Năm ngoái lúc thi ĐH, bọn mình cũng được các anh chị TNV giúp đỡ rất nhiệt tình nên năm nay, khi đã là sinh viên, mình cũng muốn được đóng góp sức mình hỗ trợ các sĩ tử. Thực ra trước khi đứng làm dải phân cách, các anh chị chỉ huy cũng đã chọn những bạn có sức khỏe tốt và có sự thay đổi luân phiên mỗi 15 phút một lần nên mình nghĩ đây không phải việc gì quá khó khăn hay phức tạp. Mọi người tuy mệt những cảm thấy rất vui. Mỗi người một ý kiến thôi, không ai ép buộc bọn mình cả, nên ai cũng thoải mái về việc làm đó của mình". -
Bạn Long và Ninh, sinh viên năm 1 trường ĐH Bách Khoa, thành viên của đội SV tình nguyện cùng chia sẻ.
Còn bạn Nguyễn Ngọc Hải Long – sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi cụm thi Thủy Lợi – Công tác Đoàn tại Ô Chợ Dừa cho rằng: "Mình nghĩ vấn đề này nên được xem xét theo 2 chiều hướng – tích cực và tiêu cực. Trước tiên phải nói đến mặt tích cực, chúng mình là sinh viên tình nguyện phục vụ cho một kỳ thi của quốc gia, mình nghĩ điều đó chỉ là những vấn đề rất nhỏ nhặt.
Tại ĐH Thủy Lợi, các bạn TNV cũng nắm tay nhau tạo dải phân cách trước đường vào trường.
Không chỉ ở Hà Nội, tại các tỉnh thành khác, đội ngũ các bạn TNV cũng tham gia tạo thành "dải phân cách sống" để hỗ trợ thí sinh mỗi mùa thi đến. Khi được hỏi về việc tại sao không dựng hàng rào cố định hay police line để hỗ trợ, trao đổi với chúng tôi, một SVTN có 3 năm kinh nghiệm chỉ đạo chương trình này tại Đại học Vinh - tỉnh Nghệ An cho biết: "Bọn mình đã thử và cách đó không hiệu quả, nhất là đối với những địa điểm ngay trước cổng trườg vì thí sinh không thể qua đường để đến kịp giờ thi, xe thanh tra không thể vào trường để kịp giờ và người dân vẫn cố tình nhấc rào chắn để đâm xuyên qua.
Hình ảnh "dải phân cách sống" tại thành phố Vinh, Nghệ An trong mùa thi.
Mỗi khi nghe chị còi chỉ đạo, gần 1000 tình nguyện viên tự động rời khỏi chỗ nghỉ ra làm hàng rào mà không cần nhắc nhở, bạn có nghĩ rằng: nếu giải pháp không hợp lí hay bất cập thì mọi người có tự động nghe theo không?".
Bên cạnh đó, các thí sinh tham gia kỳ thi THPT năm nay cũng rất ủng hộ các bạn TNV. Bạn Nguyễn Thị Phượng đến từ Nam Định chia sẻ
: Các anh chị TNTN rất nhiệt tình, có hôm còn dẫn mình đến tận phòng thi nữa. Mặc dù nắng nhưng các anh chị vẫn đứng để duy trì giao thông, mình rất cảm ơn về điểu đó!".
Bác Tiến - phụ huynh có con em đi thi.
Phụ huynh Nguyễn Công Tiến (Cán bộ hưu trí Bênh viện Đa khoa quận Hà Đông) cũng cho biết:
“Bác cũng tâm sự thật với các cháu, năm các cháu thi vào đại học, các anh chị lớp trước đã phục vụ các cháu, bây giờ các cháu thành đạt rồi thì đến lượt các em thi sau, các cháu cũng phải nhiệt tình, không quản ngại nắng nóng. Mình phải quyết tâm, nắng như thế này cũng không là gì cả, nắng hơn nữa các cháu càng phải quyết tâm, làm động cơ để thúc đẩy sự cố gắng. Các cháu làm như vậy, bác hoàn toàn hoan nghênh".
Video được xem nhiều nhất