Hơn 2 năm làm "chân" đưa bạn tới trường và tình bạn đẹp của sinh viên ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Bị bại liệt, không thể tự đi lại được, Thảo có những 30 "đôi chân" phụ cô đến trường. Mọi việc diễn ra đều đặn suốt 2 năm nay, mỗi ngày đi học với Thảo và các bạn trong nhóm sinh viên tình nguyện trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội) thực sự là một ngày vui.
- 9X nổi tiếng nhờ chụp ảnh đẹp, đi du lịch sang chảnh
- 4 chàng trai xếp chữ Việt Nam trên đường lên đỉnh Everest
- Ai bảo cứ phải Mỹ Latin mới nóng bỏng? Gái Việt chăm tập gym còn sexy hơn thế!
- Nếu muốn có được tinh thần "thép", hãy làm những điều này
- Chàng sinh viên Sài Gòn cao 80cm, suốt 22 năm đi chân đất đến trường
Chuyện về nữ sinh nhà nghèo, bị bại liệt vẫn quyết tâm học giỏi
Ở trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội), lâu nay, người ta thường hay kể cho nhau nghe câu chuyện về nữ sinh giàu nghị lực Phạm Thị Thảo (SN 1993, đang theo học ngành Công nghệ thông tin năm thứ 2). Hồi nhỏ, Thảo bị sốt cao, lên cơn co giật và từ đó, mắc phải chứng bại liệt khi mới chỉ 7-8 tháng tuổi. Vì sức khỏe yếu, đến năm 8 tuổi, cha mẹ mới bắt đầu đưa cô vào lớp 1.
Thảo có gương mặt và đôi mắt rất sáng, nhanh nhẹn.
Thảo có gương mặt và đôi mắt rất sáng, nhanh nhẹn. Cô cao khoảng 1m55 nhưng chỉ nặng vỏn vẹn có 29kg, tay chân đều rất gầy guộc. Nhất là đôi chân Thảo, chúng bị teo cơ và càng ngày, càng chẳng có chút ăn nhập nào với độ tuổi trưởng thành của Thảo.
Sức khỏe của Thảo cũng rất yếu. Cô có thể tự chủ sinh hoạt cá nhân nhưng không thể tự lết đi quá xa hoặc làm việc nặng. Vào mùa đông, khi trời trở gió lạnh, thân thể cô như muốn rũ ra, người uể oải và thường hay bị mệt.
Gương mặt Thảo lúc nào cũng thường trực nụ cười rạng rỡ.
Thế mà nhìn vào Thảo, hình như chẳng bao giờ thấy cô gái này buồn. Lúc nào Thảo cũng nở nụ cười tươi rói trên môi và không tự ti về bản thân.
Mọi người ngưỡng mộ Thảo không chỉ đơn giản là một con người có sức vóc yếu đuối, chịu nhiều thiệt thòi nhưng vẫn quyết tâm học hành, thi đỗ vào ĐH... mà điều quan trọng hơn, chính là sự lạc quan, hòa đồng với cuộc sống của cô..
Ở bên cạnh, trò chuyện cùng Thảo, mọi người đều rất vui vẻ.
Thảo quê ở Yên Bái. Nhà nghèo lại đông con, có 5 chị, em. Thảo là con gái thứ 2, mắc bệnh từ nhỏ nên gia đình cũng tốn không ít tiền chạy chữa. "Thế nhưng, bố mẹ mình luôn cố gắng cho mình ăn học đàng hoàng". 12 năm học từ lớp 1 cho đến hết cấp 3, bố mẹ cô thay nhau chở Thảo đi khắp mọi nẻo đường quê để mong con phát huy tối đa khả năng học tập.
30 người thay nhau làm "chân" đưa Thảo đi học suốt gần 2 năm
Hồi còn học ở quê, Thảo có bố mẹ làm "chân" đưa đón đi học nhưng lên thành phố rồi, bố mẹ không thể theo sát được. Tình cờ biết đến hoàn cảnh khó khăn của Thảo, thầy Nguyễn Ngọc Sang (Phó chủ tịch Hội sinh viên trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) đã nảy ra ý tưởng nhờ đội sinh viên tình nguyện của trường đưa đón Thảo mỗi ngày.
Thảo được Ngọc dìu từ căng tin ra ngoài, chuẩn bị cõng lên lớp học.
Cõng Thảo nhiều và quen rồi nên Ngọc cảm thấy không có gì vất vả.
Đôi chân Thảo không thể tự co lên mà luôn duỗi thẳng nên những ai chưa cõng cô bao giờ thường gặp chút khó khăn.
Bây giờ thì nhịp sống của Thảo rất đều đặn và mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Ở trường, Thảo nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè. Chuyện đi lại không còn là gánh nặng. Nhờ thầy Sang kêu gọi, mỗi tuần, khoảng 30 thành viên trong đội sinh viên tình nguyện lại họp bàn, phân công nhau lịch đưa đón Thảo đi học.
"Các bạn chở mình bằng xe máy hoặc xe đạp rồi khi đến trường thì cõng lên tận lớp học. Tan học, các bạn lại đưa về tận nhà. 2 năm qua, đều đều ngày nào cũng như thế", Thảo kể.
Có những lúc ở nhà một mình buồn, không đủ sức đi chợ, nấu cơm, chỉ cần "alo một tiếng", nhóm tình nguyện viên lại có mặt giúp cô.
Nếu cần cõng Thảo lên tầng cao, Ngọc có thể nhờ sự giúp sức của Tiến hoặc các bạn nam trong nhóm.
Nguyễn Thị Ngọc (SN 1995, một trong những người thường cõng Thảo đi học) tâm sự: "Chị Thảo rất vui tính, mạnh mẽ. Mình ở bên Long Biên (Tây Hồ), còn trường tận Lĩnh Nam (Hoàng Mai) nhưng dù ở xa, có lúc bận rộn sát giờ học vẫn ghé qua, đưa chị ấy đi học chẳng hề vất vả gì".
Ngọc nói rằng, sức khỏe của Thảo rất yếu, mới đầu cõng Thảo cô cũng không quen vì chân Thảo không thể tự bám vào người cõng, dễ bị tụt xuống. "Hơn nữa chị ấy cũng dễ bị đau, mỏi nên khi cõng cũng phải hết sức chú ý".
Nếu đến sớm, chưa tới giờ vào lớp, các bạn trong đội sẽ nán lại, trò chuyện cùng Thảo.
Họ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học tập và những câu chuyện về đời sống sinh viên.
Và, ai nấy đều rất vui vẻ khi được quen biết, gắn bó bên nhau.
Có lần vì bận việc, Ngọc phải nhờ bạn khác đến đón Thảo nhưng bạn ấy cõng không quen, kết quả là làm Thảo bị ngã phải khâu 2 mũi trên trán. "May mà không để lại sẹo, chị Thảo cũng không hề tỏ ra buồn bã hay phiền lòng nhưng dù thế, mình vẫn rất áy náy".
Trong khi đó, Ngô Văn Tiến (SN 1996, một thành viên khác hay đưa đón Thảo) tâm sự, thời gian đưa Thảo đi học, cậu thấy rất vui vì có thêm bạn đồng hành. "Chuyện đưa chị đi học diễn ra đều đều, có ngày mưa, ngày nắng nhưng vẫn rất vui".
Một lần, vì muốn thử sức, Tiến cõng Thảo chạy một mạch từ sân trường, leo qua những dãy cầu thang lòng vòng, lên đến tầng 6 của tòa nhà cao nhất trường. "Đến khi nhìn lại, chính mình cũng không biết tại sao có thể cõng nhanh và chạy lên tầng cao như thế. Lúc ấy hai chị em đều phì cười", Tiến vui vẻ nói.
Thầy Sang tâm sự, từ khi biết hoàn cảnh của Thảo, thầy đã hứa với cô sẽ cố hết sức để chặng đường đi học từ nhà đến trường của Thảo được "bằng phẳng", vui vẻ nhất có thể. "Ở góc độ một người thầy, tôi thấy thương Thảo và cảm mến nghị lực, quyết tâm của em. Gia cảnh em khó khăn nên tôi cũng mong, ngoài tôi ra sẽ có nhiều người chung tay giúp em vươn đến ước mơ tìm được việc làm, thu nhập ổn định, để có cuộc sống sẽ tốt hơn".
Video được xem nhiều nhất