Giới trẻ Đức và "vật bất ly thân"
10h sáng tại trạm xe lửa Strausberg, Maximilan (22 tuổi, sinh viên) ngồi dưới cái lạnh 4 độ C, một tay đút vào túi áo, tay còn lại vẫn cầm chặt quyển truyện khoa học viễn tưởng.
- Đồ uống kẹo bông: Vừa xinh, vừa lạ hứa hẹn hot nhất mùa hè này!
- Anh em mê phượt tưởng nhớ Trần Lập bên ly cà phê
- Đừng quan tâm đến cánh đàn ông nghĩ gì, phụ nữ cứ phải là trung tâm vũ trụ
- Sento – điển hình về văn hóa tắm chung độc đáo của người Nhật Bản
- Các nhân viên Google, Apple, Facebook, Twitter... được ăn gì mỗi ngày?
Cuốn sách có tên We are the ants (tạm dịch: Chúng ta là những chú kiến). Ánh mắt chàng sinh viên đầy chăm chú theo từng trang sách được lần giở.
“Còn 20 phút nữa tàu mới đến, sẽ rất lãng phí nếu chỉ ngồi không nhìn trời mây” - bạn giải thích.
Maximilan không là ngoại lệ
"Mỗi ngày tôi chỉ dùng Facebook khoảng nửa tiếng, chủ yếu cập nhật tình hình bạn bè. Sau một ngày mệt nhoài với việc học, làm thêm, tôi chỉ muốn đọc báo, đọc sách và nghe nhạc.
Nếu có đọc báo, tôi cũng muốn đoan chắc rằng đó là những kiến thức cần thiết cho tương lai của mình, vì vốn dĩ xã hội đang ngày một cạnh tranh".
Julius
Julius Reh và Luisa (23 tuổi, sống tại đường Trachenberger Strasse, Dresden) cho biết, cả hai đều có sở thích đọc sách.
“Luisa đọc sách mọi lúc mọi nơi, còn tôi đọc ít hơn. Mỗi năm tôi đọc 3-4 cuốn sách” - Julius chia sẻ.
Còn Annabelle (18 tuổi, sinh viên tại thành phố Munich) thậm chí khẳng định: “Trong balô tôi có ba “vật bất ly thân”, một trong số đó chắc chắn là sách. Nhờ sách, tôi dễ dàng thoát khỏi cảm giác cô đơn hay các trạng thái tiêu cực khi sống xa nhà”.
Ngồi trên bất cứ phương tiện công cộng nào (xe lửa, xe buýt, trạm xe...) tại Đức, không khó bắt gặp hình ảnh người già lẫn trẻ say sưa bên trang sách.
Maximilan cho biết ngay từ nhỏ bạn đã được cha mẹ và thầy cô khuyến khích đọc sách. Khi chưa biết chữ, bạn được cha mẹ đọc sách hình mỗi đêm. Khi lớn lên thầy cô thường gợi ý những đầu sách phù hợp với năng lực của sinh viên, tạo điều kiện và không ngừng khuyến khích để các bạn có thể tiếp cận và tiếp thu tốt nhất.
Hình ảnh dễ thấy ở Đức: bạn trẻ đăm chiêu bên trang sách khi có điều kiện. |
Quả vậy, trong chuyến tham quan khuôn viên ĐH Friedrich Schiller University (thành phố Jena), khi thấy tôi quan tâm đến những tài liệu liên quan đến vấn đề già hóa dân số, các giáo sư đã không ngần ngại giới thiệu, giảng giải cặn kẽ những đầu sách liên quan.
Ngay trong đêm, tôi nhận được email từ hai giáo sư Christian Helgert và Claudia Hillinger với các đường dẫn (link) đến kho thư viện trực tuyến xoay quanh nghiên cứu trên. Giáo sư Christian thậm chí còn đề nghị tôi cho bà địa chỉ nhà tại VN để bà gửi tặng sách bản cứng.
Ở Đức, món quà phổ biến nhất để mừng sinh nhật hoặc các dịp lễ trong năm thường chỉ là hoa hoặc sách. Khác với VN, hầu hết các điểm du lịch của Đức cũng có ít nhất 1-2 tiệm sách.
Hôm 15/3, chúng tôi đón xe buýt đến hai điểm du lịch gần thành phố Munich là khu làng Oberammergau (vang danh với các sản phẩm khắc từ gỗ) và lâu đài nổi tiếng thế giới Neuschwanstein, ở gần các trạm xe đều có các tiệm sách sáng đèn phục vụ dù tuyết rơi dày.
“Có lẽ vì sách có mặt ở khắp mọi lúc, mọi nơi nên dần trở thành một điều quá đỗi thân thuộc, bén sâu rễ vào cuộc sống, tâm tưởng của chúng tôi” - Maximilan chia sẻ.
“Tính tự giác và kỷ luật cao, sự phát triển vượt bậc của nền khoa học công nghệ Đức là điều không thể chối cãi, sinh viên Đức cũng có khả năng phản biện, phân tích sắc bén... tất cả chắc chắn là nhờ họ đọc sách. Đây là điều khiến tôi suy nghĩ rất nhiều vì tôi cũng muốn giới trẻ đất nước mình được như họ” - nghiên cứu sinh tiến sĩ Dipjyoti Deb (28 tuổi, người Ấn Độ) cho biết.
Video được xem nhiều nhất