Cúng ông Công ông Táo nhất định phải tránh những điều đại kị sau để có một năm mới sung túc, may mắn
Tuy việc cúng bái này được thực hiện mỗi năm nhưng có những điều đại kị trong cúng đưa ông Táo về trời mà nhiều người không biết được.
- Vì sao gia đình Việt nên cúng ông Công, ông Táo sớm trước vài ngày
- Chợ cá lớn nhất Hà Nội nhộn nhịp trước giờ ông công ông táo về chầu trời
- Hoa hậu Thu Hoài từng mưu sinh trong công ty đa cấp tại Đài Loan trước khi đăng quang
- Bạn sẽ chẳng tưởng tượng được đây là một trong những vật dụng bẩn nhất nơi công cộng
- Jennifer Phạm được chồng cõng xuống đường ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam
Truyền thống Việt Nam, cứ ngày 23 tháng Chạp mỗi năm là ngày cúng đưa ông Công, ông Táo về trời. Theo quan niệm của văn hóa Việt Nam từ bao đời nay, đây là ngày Táo quân sẽ cưỡi cá chép về thiên đình để bẩm báo mọi việc ở hạ giới với Ngọc Hoàng.
(Ảnh: Internet)
Do đó, năm nay, khi cúng đưa ông Táo về trời, bạn nên tránh những điều đại kị sau:
Thời gian cúng
Thời gian cúng đưa ông Táo về trời theo quan niệm dân gian là trong ngày 22 tháng Chạp, đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Do đó, bạn tránh cúng sau thời gian này bởi sau thời gian này ông Táo đã về đến trời rồi nên việc cúng đưa ông Táo không còn ý nghĩa nữa.
Cá chép
Cá chép là lễ vật không thể thiếu trong ngày cúng ông Công ông Táo. Cá chép từ xưa đến nay được xem là “phương tiện” để ông Táo cưỡi về trời. Đây là hình ảnh tượng trưng cho “vượt vũ môn hóa rồng” - biểu tượng của sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong mọi việc. Và đây cũng là loài cá quen thuộc trong cuộc sống người Việt.
Bạn có thể dùng cá giấy hay cá thật cũng được, không sao cả. Tuy nhiên, nếu đã chọn cá thật, bạn phải chọn con màu đỏ, khỏe mạnh. Số lượng cá cần thiết là 3 chứ không phải là 1. Tuyệt đối không được chọn con yếu, lờ đờ. Khi thả cá xuống để phóng sinh, bạn nên nghiêng thau đựng cá từ từ xuống mặt nước, đừng thả, ném từ trên cao xuống, cũng không nên dùng tay vớt cá ra. Tuyệt đối không ném cả túi cá xuống sông, hồ vì đó là cách bạn làm ô nhiễm môi trường, làm xấu đi hình ảnh phóng sinh cá.
Khi thả cá xuống để phóng sinh, bạn nên nghiêng thau đựng cá từ từ xuống mặt nước, đừng thả, ném từ trên cao xuống, cũng không nên dùng tay vớt cá ra. (Ảnh: Internet)
Sau khi khi thả cá xuống sông, nên nán lại đôi chút để chắc chắn rằng cá không bị mắc kẹt ở nơi nước nông hay vướng vào rác.
Nơi cúng ông Công ông Táo
(Ảnh: Internet)
Đây là quan niệm sai lầm nhất của nhiều người Việt Nam. Nhiều người vẫn nghĩ rằng ông Táo là người cai quản bếp nên khi cúng sẽ cúng ngay trong gian bếp. Tuy nhiên, điều này không đúng. Theo những chuyên gia văn hóa, dù là cúng bái vị thần cai quản đất đai (ông Công) hay cai quản bếp (ông Táo), mọi người vẫn phải tiến hành ở bàn thờ tổ tiên, bàn thờ chính của gia đình. Cá chép cũng đặt ở khu vực thờ cúng này luôn.
Tuyệt đối không cúng ông Táo ông Công ở khu vực bếp bạn nhé.
Khấn xin
Khác với những ngày cúng bái khác, cúng ông Công ông Táo, bạn không nên khấn xin sung túc, tiền tài, may mắn. Điều này là tối kị. Bạn có thể khấn xin ông Táo chỉ báo cáo điều tốt, không báo cáo điều xấu, tuyệt đối không xin sung túc, tài lộc.
Việc phải làm sau khi cúng ông Công ông Táo
Ngày xưa, ông bà ta thường dựng cây nếu trong 7 ngày ông Táo về trời để xua đuổi tà ma, tuy nhiên thông lệ đó đến nay không còn được thực hiện nữa. Thay vào đó, nhiều gia đình dán giấy đỏ có ghi tên, hình vẽ ông Táo lên tủ bếp. Việc này vừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, vừa mang ý chào đón ông về với gia chủ trong trường hợp gia chủ bận rộn chưa kịp cúng đón ông vào đêm Giao thừa. Cuối năm sau, khi Táo quân về chầu trời thì hóa mảnh giấy cũ xuống và dán mảnh giấy đỏ mới lên. Do đó, tránh quên việc quan trọng này bạn nhé.
Theo New Ben/Helino
(Nguồn: Tổng hợp)
Video được xem nhiều nhất