Có một ngôi làng ở biên giới Tây Ninh, nơi những đứa trẻ không được thừa nhận
Ở đây trẻ em không có tờ giấy khai sinh, chúng chẳng biết mình được sinh ra ở đâu và lúc nào, cuộc sống lênh đênh trên con nước cứ thế cuốn trôi cả tương lai của chúng.
- Teen Ninh Bình hóa thân dân tộc H"Mông trong ảnh kỷ yếu
- Nam sinh trường Ams giả gái trong ngày hội hát nhép
- Trên con phố kiểu mẫu Hà Nội, Vietcombank trông như Techcombank, OPPO na ná SAMSUNG...
- Bé gái Nhật Bản 12 tuổi bị "ném đá" vì mặc bikini uốn éo biểu diễn
- Cách 3 "nam thần trên mạng" này làm các cô gái "vỡ mộng"
Chúng tôi men theo con đường đất đỏ cằn khô để vào ấp Tà Dơ. Trước mặt, những nóc nhà lá rách nát, tạm bợ dựng bằng những thân cây cao chênh vênh dần hiện lên. Đám trẻ con mình trần đen nhẻm chơi đùa, rượt nhau chạy vòng quanh dưới cái nắng của mùa hè. Trên những nếp nhà, những người phụ nữ ngồi thẩn thờ nhìn ra ngoài phía hồ Dầu Tiếng mênh mông, ánh vô định như chính cuộc đời mà họ đang trải qua...
Những đứa trẻ đen nhẻm hồn nhiên rong chơi dươi cái nắng khắc nghiệt của mùa hè.
Những phận đời lênh đênh con nước
Làng Tà Dơ, còn thường được mọi người biết đến với cái tên là Làng Việt kiều thuộc xã Tân Thành, huyện Tân Châu, Tây Ninh. Ngôi làng hiện có 211 hộ với trên 1.000 nhân khẩu là dân Việt kiều từ Campuchia về sinh sống.
Làng Việt Kiều tạm bợ là nơi người Việt ở Campuchia trở về sinh sống.
Hầu hết họ là người Việt sinh sống tại khu vực Biển Hồ và mưu sinh bằng nghề chài lưới, làm thuê làm mướn, buôn bán nhỏ trên ghe, hoặc sống bằng tiền ăn xin khách du lịch. Họ đã sống ở Campuchia nhiều năm. Thậm chí có nhiều người sinh ra tại đó, nhưng vì lênh đênh trên sông nước khiến họ không đủ tiền mua nổi miếng đất cắm dùi. Thế nên đã mấy mươi năm trôi qua họ cũng chỉ là những kẻ sống tạm bợ nơi đất khách. Họ không được hưởng quyền lợi, an sinh xã hội, cũng không được chính quyền bảo vệ.
Cuộc sống ở Camphuchia quá khắc nghiệt khiến họ tìm đường trở về quê nhà.
Cuộc sống khắc nghiệt nơi đất khách đã thôi thúc họ trở về đất Việt để tìm đường sinh sống. Mang danh Việt kiều, nhưng khi trở về, họ không giấy tờ tùy thân, không tiền bạc của cải, không đất đai nhà cửa.
Đa số các hộ dân đều đông con, vì hầu hết họ không có quốc tịch, hộ tịch nên con cháu họ cũng chịu chung số phận như vậy. Bọn trẻ sinh ra và lớn lên nhưng chúng chẳng biết chúng được sinh ra ở đâu khi nào. Chúng tồn tại nhưng không được ai thừa nhận, vì không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng minh chúng là người Việt Nam.
Cuộc sống vô cùng khó khăn vì họ chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục để được chính quyền thừa nhận là công dân Việt Nam.
Người dân nơi đây sống trong những chiếc lán tạm bợ trị giá chỉ 250.000 đồng do cha xứ vận động quyên góp. Mùa nước nổi , nước có thể tràn vào lán, còn bình thường đây là vùng khô cằn, thiếu cả nước sống! Cuộc sống Tà Dơ là nơi nước quý hơn vàng.
Những ngôi nhà được dựng lên tạm bợ.
Họ chủ yếu làm nghề giăng lưới nên cuộc sống bấp bênh theo mùa nước, người thì đi làm mía, sắn, cao su kiếm tiền lay lắt qua ngày. Không có giấy tờ và nghèo khó nên con cái của họ phần lớn không được đi học và phải bán vé số mưu sinh! Đa số trẻ em nơi đây không có giấy khai sinh. Cuộc đời của các em không có quá khứ, không thấy tương lai!
Trẻ em ở đây dường như không có quá khứ vì thế cũng chẳng có tương lai.
Tương lai nào cho em
Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết việc kê khai nhân khẩu không hề đơn giản, vì chỉ có vài người còn giấy tờ tùy thân, giấy tờ gốc để chứng minh mình từng là người Việt Nam. Theo chỉ đạo từ cấp trên, xã hướng dẫn tận tường cho các hộ quay về Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia chứng thực giấy tờ để làm thủ tục hợp thức hóa các giấy tờ tùy thân. Thế nhưng những điều tưởng chừng rất đơn giản đó lại là cả một vấn để lớn đối với những con người nơi đây khi họ đều không có tiền lẫn chữ nghĩa.
Thú cưng quen thuộc của bọn trẻ "hamster cống".
Trẻ em ở nơi này dường như cảm nhận được chúng đang phải vật lộn từng ngày với cái nghèo, thế nên dù còn nhỏ nhưng có bé đã biết phụ bố mẹ bán vé số, chăn trâu, bò, kéo chài... đặc biệt chúng rất hồn nhiên, không đòi hỏi và nói chuyện rất ngoan ngoãn.
Dù còn nhỏ nhưng các em luôn biết phụ giúp cha mẹ.
Trước khi ra về, chúng tôi có gặp một người đàn ông ở bãi bồi nơi chúng tôi chơi với tụi nhỏ. Chú ấy rất thân thiện, còn nói hễ sau này chúng tôi quay lại chú ấy sẽ quăng lưới bắt cá cho tụi tôi nướng ăn. Mọi người đang cười nói thì tụi nhỏ leo lên cây chơi, leo rất cao. Chúng tôi la lớn gọi chúng xuống, chú ấy liền cười và nói : "Kệ tụi nó, giờ tụi nó có coi sống chết ra gì đâu".
Các em rất thích leo lên những cây cao để chơi đùa.
Chúng tôi lặng người. Ừ thì ở mảnh đất này cái nghèo, cái đói mới đáng sợ, chứ sống chết đâu còn gì đánh lo. Chúng tôi trờ về và cứ trăn trở mãi về một kiếp người nơi vùng biên giới…
Tương lai nào cho những đứa trẻ ở miền biên giới hẻo lánh này?
Video được xem nhiều nhất