Chiêu "câu khách" mùa chụp kỷ yếu của các nhiếp ảnh gia
Bao trọn tiền nước mía cho khách khi chụp ảnh, miễn phí giấy màu, pháo bông là các để thu hút các khách hàng trẻ.
- Ảnh kỷ yếu độc đáo ở Trung Quốc: Nam sinh duy nhất trong lớp hoá cô dâu, 34 nữ sinh là chú rể
- Teen Quảng Bình chụp kỷ yếu phiên bản "ông trùm"
- Kỷ yếu áo dài đã xưa, teen đua nhau chụp ảnh theo phim, concept độc lạ
- Teen Ninh Bình hóa thân dân tộc H"Mông trong ảnh kỷ yếu
- Ảnh kỷ yếu "Thôn nữ thời bao cấp" của teen Bắc Giang
Chụp ảnh kỷ yếu trở thành một "đặc sản" của học sinh 12 vào mùa chia tay. Khoảng tháng 4 - 5, không khí chụp ảnh kỷ yếu nóng khắp mạng xã hội khi nhiều bạn chia sẻ khoảnh khắc đẹp ghi dấu ấn tuổi học trò. Khi mà kỷ yếu với áo dài, áo trắng - quần tây - cà vạt có vẻ thiếu sự hấp dẫn thì nhiều lớp học đã nghĩ ra concept chụp ảnh mới lạ hay ăn theo trào lưu phim ảnh... Bằng chứng là thời gian qua nhiều bộ ảnh kỷ yếu đăng tải trên các phương tiện truyền thông thu hút sự quan tâm không nhỏ.
Thị trường chụp ảnh kỷ yếu đang vào mùa sôi động. |
Thời điểm học sinh nóng lòng để có bộ ảnh kỷ yếu để đời cũng là mùa làm ăn của các nhiếp ảnh chuyên và không chuyên. Việc thu hút được "đơn đặt hàng" hay không tùy thuộc nhiều vào tay nghề, thâm niên (uy tín), sức sáng tạo của người chụp.
Nhiếp ảnh trẻ Cao San Din (Nghệ An) cho biết thị trường chụp ảnh kỷ yếu năm nay khá đa dạng về gói chụp và ý tưởng. Đặc biệt, năm nay có thêm gói quay hậu trường chụp và flycam nên không khí càng sôi động hơn. "Mình nhận thấy số lượng team chụp kỷ yếu tăng hơn so với năm ngoái. Và số lượng khách hàng tham gia chụp ảnh kỷ yếu cũng nhiều hơn", anh nói.
Nhiếp ảnh Cao San Din chăm chút cho từng góc máy khi chụp ảnh kỷ yếu. |
Nhiếp ảnh Xuân Bút (Hà Nội) chia sẻ: "Thị trường chụp ảnh kỷ yếu năm nay khá sôi động. Nhiếp ảnh mùa này thường được đi 'du lịch' khá nhiều nơi từ Yên Bái, Hưng Yên, Hải Phòng cho đến Hà Nội. Có nhiếp ảnh chạy xe máy 4 ngày với quãng đường 500 km để chiều khách hàng".
Một số nhiếp ảnh gia tham gia chụp kỷ yếu tiết lộ, chi phí thuê người chụp chủ yếu giao động từ 500k - 800k và có thể lên cả triệu đồng tùy theo kinh nghiệm cũng như máy móc của phó nháy. Thu nhập trung bình mà các nhiếp ảnh có được dao động từ 13 - 15 triệu đồng hoặc hơn cho khoảng 2 tháng vào mùa.
Sự xuất hiện của nhiếp ảnh chuyên và không chuyên khiến cho thị trường chụp ảnh kỷ yếu luôn nóng. Sự "cạnh tranh" giữa những người cùng vác váy kiếm tiền là không tránh khỏi. Việc các khách hàng (các bạn học sinh) tìm mọi cách để hạn chế tối đa chi phí (thuê đồ, thuê địa điểm chụp), tìm nhiếp ảnh giá rẻ... buộc các phó nháy phải tung chiêu để thu hút khách.
Cao San Din chia sẻ: "Để thu hút các bạn học sinh tìm đến, bên mình liên tục tung ra những ý tưởng chụp hay ho, cũng như các chương trình khuyến mãi khá đa dạng như giảm một phần giá, tặng quà, tặng ảnh/clip hậu trường... Bên mình cũng chú trọng việc tương tác trên mạng xã hội để tạo thêm sức hút".
Một nhiếp ảnh trẻ tên Xuân tại Hà Nội thú nhận thường "rao" những status về việc có ý tưởng hay ho để "câu khách". Anh chàng cũng thường có những gói khuyến mãi, giảm giá để thu hút thêm khách hàng. Người này cho hay, với những gói chụp gần thì mức khuyến mãi sẽ nhiều hơn là đi chụp xa vì chi phí phát sinh nhiều hơn. Thường các nhiếp ảnh sẽ khuyến mãi giấy màu hoặc pháo bông chứ không thể giảm thêm giá tiền trong các trường hợp này.
Những chiêu PR của các nhiếp ảnh để "câu khách" trong mùa kỷ yếu. |
Khi được hỏi tay nghề hay ý tưởng độc đáo sẽ hút khách hơn, nhiếp ảnh San Din cho rằng hai điều này nên đi song song sẽ phát huy và thu hút khách hàng một cách tốt nhất. Điều quan trọng nhất là leader phải tung ra nhiều ý tưởng, tránh trường hợp trùng lặp giữa các lớp hoặc các năm vì sẽ gây sự nhàm chán.
Giữa khách hàng - nhiếp ảnh, để làm việc hiệu quả thì mọi điều kiện và yêu cầu đều được soạn thảo bằng hợp đồng rõ ràng để tránh tình trạng xích mích, không tin tưởng nhau. Nhiếp ảnh Cao San Din thẳng thắn cho biết: "Khi khách hàng muốn bên mình chụp, điều đầu tiên là đưa cho họ danh sách bảng giá cũng như các khuyến mãi kèm theo gói đó. Sau khi khách hàng chọn gói xong, hai bên sẽ chủ động gặp nhau làm hợp đồng và đặt cọc trước một số tiền (tùy theo từng lớp) để làm tin. Yêu cầu bên mình thường đặt ra là khách hàng (các lớp học) phải đoàn kết và kết hợp hết mình với nhiếp ảnh. Trong khi chụp không được làm việc riêng tư như chụp ảnh tự sướng, chạy lung tung...".
Một số nhiếp ảnh thú nhận không thiếu những khách hàng có thái độ kỳ kèo, chê bai về giá cả. Với những trường hợp này, các nhiếp ảnh tiết lộ phải bình tĩnh giải thích để không làm mất lòng hoặc xảy ra cãi cọ.
"Để có thu nhập và tạo lòng tin các nhiếp ảnh luôn làm việc với cái tâm và trách nhiệm", một nhiếp ảnh gia chia sẻ. |
Các nhiếp ảnh gia cũng trải lòng chuyện khó khăn trong nghề vào mùa kỷ yếu: Phải lăn lộn trên nhiều địa hình khác nhau để có những góc máy đẹp, phơi nắng giữa thời tiết 38 - 39 độ C, bột màu dính đầy vào máy móc...
"Bản thân mình năm nay bị sự cố về flycam do để gần biển sóng dạt lên làm cháy một số bộ phận. Chi phí sửa chữa bằng một nửa giá thành mua mới. Đó là chưa kể việc bị nhà trường hạn chế bối cảnh...", một nhiếp ảnh tâm sự.
Video được xem nhiều nhất