Chi cả tỷ đồng để kiếm con theo ý muốn: Bác sĩ Việt nói gì?

Người đưa tin - 24/10/2015, 19:45

Tại Việt Nam pháp luật nghiêm cấm mọi hình thức can thiệp sinh con theo ý muốn nên nhiều gia đình không ngần ngại chi cả tỷ đồng để ra nước ngoài tìm kiếm con theo ý muốn của họ.

1 tỷ để kiếm con trai

Gặp chị Vũ Thị Thu Hà trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội khi chị được mẹ và chồng đưa đi khám thai. Chị không ngần ngại chia sẻ về việc chị sinh con nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ở Thái Lan. Chị Hà cho biết mình cưới chồng từ hơn một năm trước. Chị không kế hoạch hóa nhưng 6 tháng liền không có thai. Lúc ấy, chị Hà và chồng đến khám sức khỏe tại một bệnh viện ở Hà Nội.

 - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Tại đây, chị gặp một cặp vợ chồng đi khám thai. Họ vừa đi làm thụ tinh trong ống nghiệm ở Hà Nội để sinh được con trai. Chị Hà và chồng về bàn bạc và quyết định sinh con theo ý muốn. Chị Hà kể “mình con nào cũng là con nhưng gia đình chồng vẫn nặng con trai, con gái. Chồng lại là con một nên khi đưa ra lựa chọn này, gia đình ai cũng đồng ý”.

Chị Hà và chồng đi sang Thái Lan khám sức khỏe. Sau đó họ quyết định chọn hỗ trợ sinh sản. Nói về chi phí, chị Hà cho biết đến nay số tiền dành cho việc này đã lên đến cả tỷ đồng. Chị đóng vào bệnh viện 25 nghìn đô la Mỹ. Chị Hà chia sẻ có nhiều bệnh viện khác nhau ở bên đó nhưng chị Hà quyết chọn bệnh viện tốt. Cùng với đó, vợ chồng chị sang Thái Lan ăn ở hơn 1 tháng, chồng chị thường xuyên đi lại giữa hai nơi nên chi phí tốn kém.

Cùng suy nghĩ với chị Hà, hiện nay rất nhiều cặp vợ chồng ở Hà Nội có nhu cầu sinh con theo ý muốn. Vợ chồng chị Lã Thị Ngà trú tại Hải Phòng đã có hai cậu con trai, chị Ngà cũng ao ước có cô con gái. Một lần tình cờ đọc trên mạng về việc sinh con bằng cách chọn lọc tinh trùng của cha và trứng của mẹ, chị Ngà và chồng đã quyết định thực hiện tại một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội. Chị Ngà cho biết chi phí thực nộp vào bệnh viện lúc ấy khoảng hơn 400 triệu đồng nhưng chi phí phát sinh lên đến từng đó nữa. Cuối cùng vợ chồng chị Ngà cũng sinh được một cô con gái kháu khỉnh.

Tuy nhiên, trường hợp của vợ chồng chị Thùy Linh trú tại Đống Đa, Hà Nội thì không được may mắn như thế. Vợ chồng chị Linh đã có 2 cô con gái. Chồng chị là độc đinh. Dù anh không quan trọng chuyện con cái trai gái nhưng chị Linh thấy trách nhiệm của mình với dòng họ rất lớn nên vẫn cố thuyết phục chồng sang Thái Lan cùng chị chọn giới tính thai nhi. Vợ chồng chị đã chi cả tỷ đồng cho việc đi lại, ăn ở, tiêu pha ở Thái Lan trong hơn 2 tháng nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Lần chuyển phôi sau chỉ được 18 tuần, thai nhi cũng bị chết lưu. Điều đó khiến chị Linh rất buồn và chị chuyển suy nghĩ tìm con theo ý muốn. Chị cho rằng con cái là của trời cho.

Vì sao bố mẹ Việt thích ra nước ngoài thụ tinh nhân tạo?

Theo bác sĩ nam khoa Lê Vương Văn Vệ thì việc người bệnh thích ra nước ngoài kiếm con theo ý muốn vì họ lợi dụng vào kỹ thuật kiểm tra dị tật thai nhi. Bản chất kỹ thuật này là sau khi thụ tinh trong ống nghiệm người ta sẽ nuôi phôi 5-7 ngày rồi tiến hành sinh thiết tế bào phôi, chẩn đoán ADN để biết được một số bệnh di truyền và giới tính, rồi chọn phôi mang giới tính mong muốn cấy vào tử cung người mẹ. Thực tế, mục đích chính của kỹ thuật là nhằm phát hiện các bệnh di truyền của thai, trong đó có bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính.

Hiện nay, ở một số đơn vị hỗ trợ sinh sản trong nước đã làm chủ được kỹ thuật này nhưng không nơi nào thực hiện vì đó là vi phạm pháp luật. Trong khi đó, việc ra nước ngoài như thế các cơ quan quản lý cũng khó giám sát vì họ làm theo đường đi du lịch, công tác rồi đủ các kiểu. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp ra nước ngoài thất bại. Những người đã thất bại họ thường không dám chia sẻ nhiều với người khác. Số thành công cũng rất ít. Hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công lên tới 40%, cao ngang với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Bác sĩ Vệ cho rằng người bệnh có xu hướng ra nước ngoài là vì dịch vụ phục vụ ở nước ngoài tốt hơn, họ không phải chờ đợi, nộp hồ sơ xếp hàng. Điều này là hơn hẳn ở Việt Nam. Còn thực hiện ở các bệnh viện tư nhân lớn ở Việt Nam thì họ không tin tưởng lắm.

Theo Khánh Ngọc/ Infonet

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất