6 điều nên làm để nghỉ việc trong êm đẹp

12/06/2021, 08:00

Nghỉ việc mà không để lại ấn tượng xấu, không ồn ào, không gây rối cho đồng nghiệp trong việc tiếp nhận công việc là một nghệ thuật mà người có kinh nghiệm, có tâm, có đạo đức nghề nghiệp hướng đến. Vậy bí quyết là gì? Dưới đây là 6 việc bạn nên làm.

Chọn thời điểm thích hợp

Nếu có thể, nên tránh đề xuất nghỉ việc khi công ty đang đối mặt với khó khăn như khủng hoảng truyền thông, thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, vị trí của bạn không thể kiếm người đảm nhận ngay hoặc sếp và đồng nghiệp đang tất bật lo ứng phóvề một vấn đề khẩn cấp nào đó…

Tốt nhất bạn nên chọn một thời điểm thích hợp thì hãy nói lên quyết định nghỉ việc và bắt đầu tìm việc làm ở Vũng Tàu, Hà Nội hay TPHCM. Chẳng hạn khi công ty đang hoạt động bình thường hoặc mới hoàn thành xong một dự án tốt đẹp, thu được thành tựu… Chọn thời điểm thích hợp cũng chính là một nghệ thuật ứng xử. Bạn sẽ dễ dàng nhận được thiện cảm của sếp và sự ra đi của bạn không ảnh hưởng hay gây tiếng xấu.

Trao đổi trực tiếp với cấp trên về quyết định xin nghỉ việc

Nếu bạn có ý định nghỉ việc, đừng “nói nhỏ” với đồng nghiệp, đừng viết email hay nhờ ai đó báo cáo lại với cấp trên. Đây là một sai lầm ngớ ngẩn nhưng vẫn có một số người thiếu kinh nghiệm chọn ứng xử vì quá e ngại.

Khi có ý định nghỉ việc, cá nhân bạn nên suy nghĩ thật kỹ nhằm đảm bảo không hối tiếc về sau. Sau khi chắc chắn với quyết định này, chính bạn phải là người tìm gặp sếp của mình – người có thẩm quyền để trao đổi trực tiếp. Cuộc trò chuyện này là cơ hội bạn bày tỏ tâm tư để được sếp hiểu hơn về quyết định của bạn mà không bị đồn thổi hay hiểu lầm về sau. Hãy thể hiện sự chân thành, vui vẻ và có thái độ tích cực thay vì thể hiện sự phẫn nộ, phàn nàn về công ty.

Hoàn thành hết việc được giao/ bàn giao công việc cho đồng nghiệp

Điều quan trọng để giữ cho thương hiệu cá nhân của bạn không bị ảnh hưởng và sự ra đi của bạn không tạo sự bất bình là hãy làm việc nhiệt thành cho đến ngày cuối cùngvà bàn giao công việc nhanh chóng, chính xác.

Rất nhiều người có thái độ không tốt, họ cho rằng mình sắp nghỉ nên làm việc lơ là, làm cho có. Kết quả là việc công ty dở dang, đồng nghiệp bị rối… Điều này không chỉ gây gây ảnh hưởng tới quy trình làm việc công ty mà còn thể hiện rõ sự thiếu trách nhiệm trong tính cách của bạn.

Làm việc hăng say cho đến ngày cuối cùng chứng tỏ bạn nhiệt tâm, chỉn chu, biết suy nghĩ... Chínhcách ứng xử thông minh này sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội về sau khi bạn đến nơi làm mới.

Bàn giao đầy đủ những tài sản thuộc về công ty

Nếu bạn đang giữ bất kì tài sản nào thuộc quyền sở hữu của công ty thì hãy bàn giao nó đầy đủ trước khi nghỉ việc. Đó có thể là tài sản vật chất như công cụ làm việc, máy tính, điện thoại, sim, danh sách khách hàng, đối tác, tài liệu, các thông tin, dự án hay các phần mềm công ty đã mua…

Khi bàn giao bạn nên lưu ý làm bằng văn bản liệt kê ngày giờ, danh mục tài sản bàn giao thật rõ ràng, có chữ kí xác nhận của người nhận lại và người làm chứng. Điều này đảm bảo vừa giúp bạn tránh những rắc rối về sau vừa chứng tỏ bạn là người cẩn thận, chu đáo.

Giữ thái độ tích cực, vui vẻ, tránh cáu bẳn, hằn học hay chê bai

Cho dù trong lòng bạn luôn có những khúc mắc thì bạn cũng nên giữ thái độ vui vẻ, tích cực như bình thường. Tuyệt đối không thể hiện sự bất cần, hằn học hay phàn nàn. Bởi vì dù sao bạn cũng đã quyết định nghỉ việc, giữ thái độ tiêu cực không giải quyết được vấn đề gì cả.

Hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và dành thời gian chuẩn bị cho công việc mới thay vì để ý và khó chịu với những điều đã xảy ra. Đây chính là cách ứng xử thông minh và khéo léo để giữ được sự êm đẹp trước khi nghỉ việc.

Đề xuất cơ hội thăng tiến cho đồng nghiệp ở vị trí tương đương

Nếu như bạn giữ một chức vụ hay vị trí nào đó thì bạn có thể đề xuất với sếp cho một đồng nghiệp tương đương năng lực với bạn đảm nhiệm công việc thay bạn, nếu họ thực sự đủ khả năng và mong muốn. Điều này chứng tỏ mối quan hệ tốt đẹp của bạn với người xung quanh và thiện chí mong đồng nghiệp phát triển.

Khi bạn quyết định nghỉ việc, dù với lí do nào đi chăng nữa thì muốn giữ được sự êm đẹp bạn cần có sự khéo léo và thông minh. Đừng để sự rời đi của bạn gây ồn ào, tạo bất hòa hay rối rắm cho công ty. Hãy trao đổi khéo léo với sếp và đồng nghiệp để họ thấu hiểu quyết định của bạn, gỡ bỏ các hiểu lầm. Cách hành xử này sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt đẹp về sau dù bạn không còn là nhân viên thuộc về công ty.

                                                                                                                Đặng Hảo

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất