Ý nghĩa bánh trôi, bánh chay trong ngày Tết Hàn thực
Vào ngày Tết Hàn thực (3/3 âm lịch) các gia đình không thể thiếu món bánh trôi, bánh chay được. Thế nhưng ít ai biết được ý nghĩa của loại bánh này như thế nào.
- Phim hoạt hình giờ vàng "bỏng mắt" người lớn "mê hoặc" trẻ thơ
- Giúp bạn "sửa sai" để bài tập cơ bụng (plank) không đau, không mỏi
- Lễ cưới hạnh phúc ở Nha Trang của cặp đồng tính nam yêu nhau 18 năm
- Bài học giúp bạn gái mạnh mẽ hơn khi bị lừa dối
- Tú bà 17 tuổi điều hành đường dây bán dâm qua mạng với gần 200 tài khoản
Bánh trôi, bánh chay từ xa xưa đã là món ăn đặc trưng, truyền thống của người Việt, đặc biệt là vào dịp Tết Hàn thực.
Vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người Việt thường có tục lệ dâng tổ tiên món bánh trôi, bánh chay. Đây không chỉ là một nét văn hóa truyền thống mà còn là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực.
Tục làm bánh trôi bánh chay vào ngày lễ hàng năm là để nhắc lại sự tích bọc trăm trứng của bà Âu Cơ. Ảnh: Internet. |
Nhiều người cho rằng, bánh trôi bánh chay có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng Có sự tích kể lại, bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương. Tục làm bánh trôi bánh chay vào ngày lễ hàng năm là để nhắc lại sự tích bọc trăm trứng của bà Âu Cơ.
Trăm viên bánh nhỏ, trắng tròn, tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 người con theo cha xuống biển.
Chính vì vị thơm ngon, vẻ ngoài trắng trong đặc biệt đó mà bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân gian từ xa xưa.
Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường phên. Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải kén được nếp cái hoa vàng. Cứ chín phần nếp cho một phần tẻ hoặc non hai phần tẻ. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê, những miếng đường vuông thành, sắc cạnh, đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát.
Chính vì vị thơm ngon, vẻ ngoài trắng trong đặc biệt đó mà bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân gian từ xa xưa. Ảnh minh họa. |
Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, “ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh” thì vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm.
Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm; được hấp chín tới, giã mịn, trộn với đường kính trắng. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.
Hai thứ bánh tuy cùng làm bằng bột gạo nếp, nhưng mỗi thứ có hương vị đặc biệt riêng.
Tết Hàn thực ở Việt Nam
Từ thời Lý, Tết Hàn thực đã được Việt hóa. Người Việt Nam hiện nay ăn tết Hàn thực với mục đích chủ yếu là để lễ Phật và cúng gia tiên. Tết Hàn thực ở Việt Nam không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện.
Người Việt Nam hiện nay ăn Tết Hàn thực với mục đích chủ yếu là để lễ Phật và cúng gia tiên. Ảnh minh họa. |
Người Việt tượng trưng cho Tết Hàn thực bằng bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa đó là những thức ăn nguội (hàn thực) và gọi tết này là “Tết bánh trôi - bánh chay". Hiện nay, Tết này vẫn được duy trì ở miền Bắc, nhất là các tỉnh xung quanh Hà Nội.
Nhã Nam (T.H)
Video được xem nhiều nhất