Xem trước 2 hiện tượng thiên văn cực hiếm của Trung thu năm nay

Kênh 14 - 24/09/2015, 19:22

Lần đầu tiên trong hơn 30 năm, thế giới mới được chứng kiến hiện tượng kết hợp hiếm có - siêu trăng và nguyệt thực toàn phần.

Như đã đưa tin, vào đêm 27, rạng sáng ngày 28/9/2015, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng "song kiếm hợp bích" vô cùng kỳ thú - siêu Mặt trăng và nguyệt thực toàn phần hay (Mặt trăng máu).
 

150923trang04-df3c5

Siêu trăng và nguyệt thực toàn phần - sự kết hợp hiếm có trong hàng chục năm

Theo các nhà khoa học NASA, hiện thực "siêu Trăng máu" lần này vô cùng đặc biệt bởi lần gần nhất thế giới được chứng kiến siêu trăng và nguyệt thực toàn phần diễn ra cùng một lúc là vào năm 1982. Dự đoán, sau sự kiện năm nay, phải đến năm 2033, chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng này lần nữa.
 
Vào ngày này, Mặt trăng sẽ sáng hơn 30% và to hơn Mặt trăng bình thường tới 14% do đây là thời điểm trăng ở gần nhất trong quỹ đạo của nó đối với Trái đất. Nếu khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất là 384.000km thì vào ngày này chỉ còn 363.700km mà thôi.
 

150923trang06-a01a8

Nguyệt thực xảy ra khi Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng thẳng hàng.

Do không nằm trong vùng quan sát được nên những người dân Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm có này. Các khu vực có thể quan sát được là Bắc và Nam Mỹ, Châu Phi, Tây Á, Đông Thái Bình Dương và các nước khu vực Châu Âu. 
 

150923trang01-11873

Chúng ta biết rằng, nguyệt thực xảy ra khi Trái đất đi qua khoảng giữa Mặt trời và Mặt trăng, hay nói đơn giản chúng ở vị trí thẳng hàng với nhau.
 
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần màu đỏ là khi bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng. Mặt trăng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là màu đỏ - điều mà nhiều người vẫn gọi là hiện tượng "Mặt trăng máu".
 

150923trang02-11873

Theo các chuyên gia khoa học ở NASA, Trái đất lúc này có màu tối trông giống một chiếc đĩa đang di chuyển qua phía trước Mặt trời, trên đường chân trời của Mặt trăng. Khi Trái đất chặn hết ánh sáng từ Mặt trời thì cảnh quan trên Mặt trăng dần chìm vào bóng tối.
 
Cùng lúc đó, một vành đai màu đỏ xuất hiện xung quanh Trái đất. Đây là kết quả do ánh sáng Mặt Trời chiếu qua bầu khí quyển của Trái đất, do hiện tượng tán xạ, các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn.
 

150923trang03-11873

Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài trong khoảng 1 giờ 12 phút.

Ánh sáng có màu đỏ, cam - với bước sóng ánh sáng dài mới có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn được gọi là trăng máu. Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài trong khoảng 1 giờ 12 phút.
 
Theo NASA, siêu trăng kết hợp với nguyệt thực toàn phần là hiện tượng vô cùng đặc biệt và hiếm xảy ra. Kể từ năm 1900, hiện tượng này mới chỉ xuất hiện 5 lần (vào các năm 1910, 1928, 1946, 1964, 1982).
 
Nếu một người có thể quan sát nguyệt thực toàn phần tại một điểm trên Trái đất theo chu kỳ 2,5 năm thì siêu nguyệt thực lại chỉ xuất hiện một lần trong hàng chục năm. 
 
Bởi vậy, những bạn ở khu vực châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Tây Á, khu vực phía Đông Thái Bình Dương đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc đặc biệt trên.
 
Nếu muốn ghi lại hình ảnh hiện tượng thiên văn này, bạn đừng bỏ lỡ bí kíp ở đây nhé!
 
Nguồn: Earthsky, Space

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất