Xem quy trình sản xuất ba lô chống gù lưng tỉ mỉ của xứ Phù tang
Bằng sự khéo léo của đôi bàn tay, những nghệ nhân Nhật Bản đã cho ra đời những chiếc cặp sách randoseru đều chằn chặn như dập khuôn.
- Quy trình sản xuất loại búp bê tình dục đắt nhất thế giới
- Cận cảnh quy trình làm thực phẩm giả giống như đúc của người Nhật
- Tìm hiểu quy trình phẫu thuật biến chân to thành "siêu mẫu"
- Cận cảnh quy trình sản xuất những chiếc cà vạt “huyền thoại” của Hermès
- Choáng váng trước quy trình đào tạo bác sĩ thẩm mỹ chỉ trong... 4 ngày
Điều gây ấn tượng cho du khách khi đặt chân tới Nhật Bản là những chiếc cặp sách giống nhau như đúc của học sinh. Đó chính là loại cặp sách chống gù lưng randoseru mà chính phủ nước này quy định học sinh phải mang theo. Không chỉ bền bỉ với thời gian, cặp chống gù còn giống như túi thần của Doraemon ở khoản đựng và bảo vệ được nhiều vật dụng.
Độ tuổi tiểu học là lúc khung xương phát triển nên việc đem nhiều sách vở trên lưng có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cột sống và sức khỏe của các em sau này. Từ đó, những chiếc cặp chống gù đã được chế tác lại từ ba lô kiểu Tây truyền thống để phù hợp hơn với trẻ em Nhật. Các chi tiết lớn nhỏ, đặc biệt là mặt tiếp xúc với lưng được thiết kế từ chất liệu da tổng hợp Clarino vừa mềm nhẹ vừa thông thoáng. Thoạt nhìn đơn giản là thế, nhưng mỗi chiếc randoseru chính là kết tinh của tâm huyết cùng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân.
1. Trước tiên, nghệ nhân phải tiến hành phác thảo và đo đạc kích thước chiếc cặp.
2. Từ đó, họ mới dùng máy cắt thành những mảnh ghép chính xác đến từng milimet.
3. Xử lý bề mặt da và tạo họa tiết răng cưa ở mỗi góc để khi gấp da sẽ không bị nhăn nhúm.
4. Sau đó, những miếng da được gắn với nhựa để tạo độ cứng cáp cho cặp.
5. Những đường may đầu tiên ngay sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị.
6. Các mảnh ghép ban đầu được khâu liền vào nhau để tạo khung cho các ngăn lớn nhỏ của ba lô.
7. Các nghệ nhân không bỏ sót chi tiết nào ngay cả những nếp gấp mép tưởng chừng đơn giản nhất.
8. Hình dáng của thiết kế ngày càng trở nên rõ nét hơn theo mỗi thao tác của người thợ.
9. Cận cảnh công đoạn khâu tay điêu luyện của nghệ nhân Nhật Bản.
10. Quai đeo quyết định chất lượng tổng thể của chiếc cặp.
11. Trước khi lắp ráp lần cuối, các mép túi sẽ được mài bóng bằng chất liệu đặc biệt.
12. Cũng chính bằng chiếc máy khâu này, người thợ sẽ "vẽ" nên những họa tiết mềm mại, tinh tế.
13. Sử dụng keo dính để dán các họa tiết trang trí lên bề mặt chiếc cặp sách.
14. Những đường kim mũi chỉ cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm.
15. Người thợ chính chịu trách nhiệm kiểm tra tổng thể chất lượng cặp một lần nữa.
16. Ba lô randoseru được bảo hành tới 6 năm, đúng bằng thời gian học tiểu học của các bé.
Video được xem nhiều nhất