Tình yêu đồng tính mới là tình yêu thuần khiết nhất trong đời?

Đẹp Plus - 06/09/2015, 14:45

Trong văn hoá Nhật Bản cổ xưa, quan hệ lưỡng tính và đồng tính được thừa nhận rộng rãi và rất phổ biến.

Từ xa xưa, trong xã hội và tại nhiều ngôi đền, chùa Nhật Bản việc quan hệ lưỡng tính và đồng tính, đặc biệt là đồng tính nam (nanshoku) được xem như chuyện bình thường và được chấp nhận. Trong quan điểm văn hóa Nhật Bản, chuyện tình cảm, quan hệ nam nữ chỉ được xem như vấn đề để duy trì nòi giống, còn quan hệ giữa nam-nam, nữ-nữ mới là tình yêu chân chính, thuần khiết nhất. Đặc biệt trong Phật giáo Nhật Bản, nhiều nhà tu hành nổi tiếng vì là người đồng tính. Tiêu biểu là Kukai, người sáng lập ra trường phái tu Shingon, thiền sư Ikkyu Sojun (1394-1481), và học giả Kitamura Kigin vào thế kỷ 17.

Hai người đàn ông Nhật âu yếm nhau trong một bức tranh (Ảnh: Japanese Buddhism)

Việc Đạo Phật tại Nhật cho phép các người tu tập có những sinh hoạt tình dục đồng tính được thể hiện rõ qua huyền thoại nổi tiếng về người sáng lập trường phái Shingon, Kooboo Daishi (Kuukai, 774-835 ), người đã du nhập hành vi tình dục đồng giới vào Nhật sau khi đi Trung Quốc về vào đầu thế kỷ thứ chín. Huyền thoại này nổi tiếng tới mức thậm chí Gaspar Vilela, một nhà du hành Bồ Đào Nha cũng đã từng nghe đến.

Tuy nhiên phải đến thế kỷ thứ 14-15 thì những bằng chứng về việc này mới xuất hiện. Cha cố Francis Cabral ghi lại trong một bức thư viết năm 1596 rằng “sự ghê tởm của da thịt” và những “thói quen ma quỷ” được coi là danh giá tại Nhật Bản. Các ông bố có chỗ đứng trong xã hội giao phó con trai mình cho những vị sư để được dạy những việc như vậy và đồng thời để thỏa mãn dục vọng của họ. Một cha cố khác nhận xét rằng điều “ma quỷ này” lan truyền “rộng rãi” tới mức người ta “không kinh lạ mà cũng chẳng sợ hãi”, và chỉ ra rằng tình dục đồng giới trong tu sĩ Phật giáo không phải là điều gì đặc biệt.

Những tu viện Phật giáo là những cộng đồng thuần về giới tính và thường hay ở nơi hẻo lánh và núi non. Điều này đã khuyến khích sự phát triển của một dạng dục cảm đồng giới nhất định liên quan tới những chú tiểu trẻ hay còn gọi là chigo. Môi trường dục cảm đồng tính ở các nhà chùa thậm chí đã tạo ra hẳn một thể loại văn học, Chigo monogatari (chuyện chú tiểu), lấy tình yêu giữa chú tiểu và sư thầy làm đề tài.

Một loạt những nguồn tư liệu văn học và nghệ thuật, chứng tỏ rằng quan hệ tình dục đồng tính giữa các sư và chú tiểu ở Nhật là rất phổ biến. Ta có thể xem một bản tuyên thệ với năm điều hứa của một tăng nhân 36 tuổi ở chùa Todaiji tại Nara, viết vào năm 1237:

Điều: Tôi hứa sẽ tu tại chùa Kasaki tới khi 41 tuổi

Điều: Đã ngủ với 95 đàn ông rồi, tôi hứa sẽ không dâm dục với quá 100 người.

Điều: Tôi sẽ không cặp kè với bất cứ cậu nào ngoài Ryou-Maru.

Điều: Tôi sẽ không giữ con trai lớn tuổi trong giường.

Điều: Tôi sẽ không làm nenja (vai người lớn trong một quan hệ đồng tính luyến ái) cho bất cứ ai trong số con trai lớn và nhỡ tuổi.

Theo đoạn trên, việc một người đàn ông ở độ tuổi 46 đã ngủ với 95 người đàn ông là khá nhiều, nhất là đối mới một vị sư. Giọng văn cũng khá thật và nhẹ nhàng, ngoài ra, đây là những lời hứa chỉ dành cho “kiếp này”.

Khi bị chất vấn bởi những tu sĩ đến từ phương Tây, những thiền sư Nhật Bản thừa nhận hành vị đồng tính và đã có những biện minh cho mình. Họ cho rằng những cậu trai trẻ này thì không phải là phụ nữ, và quan hệ đồng tính không là xấu hổ đến gia đình họ. Thêm nữa, một chàng trai thì không có trinh tiết để mất và chuyện này sẽ không bị xem là tội lỗi.

Tuy nhiên không phải tất cả giới tu hành ở Nhật đều đồng tình với chuyện đồng tính luyến ái. Trong tác phẩm Ojo Yoshu, viết bởi nhà sư theo phái Tendai, Genshin (942-1017) đã kết án nghiêm khắc vấn đề đồng tính, và còn cho rằng tất cả những ai có hành vi này đều sẽ phải “xuống địa ngục". Dù vậy, ý kiến của ông cũng chỉ là thiểu số trong giới tu hành tại Nhật.

Genshin, nhà sư theo phái Tendai, cho rằng những ai có hành vi đồng tính đều sẽ "phải xuống địa ngục". (Ảnh: Omamorijapan)

Lịch sử của quan hệ đồng tính trong Phật giáo Nhật Bản chỉ ra rằng “giới tính” cũng như “tình dục” không phải là đặc điểm cố định của một cơ thể sinh học. Hơn thế, tình dục và giới tính là những biến cố phức tạp xảy ra với cơ thể, ngược lại với những thực tại “sinh học” phát sinh từ nội tại. Nhà tâm lý học Nhật nổi tiếng Doi Takeo cho rằng sự khác biệt quan trọng nhất là quan hệ nam nữ là quan hệ được đánh giá cao nhất ở xã hội phương Tây, trong khi đó Nhật Bản nhấn mạnh đến quan hệ nam nam cũng như nữ nữ.

Ông cho rằng đàn ông phương Tây phải chứng minh rằng mình là đàn ông qua khả năng cặp đôi với phụ nữ. Trong khi đó, quan hệ với những đàn ông khác thường đi kèm với sự cẩn thận và có khoảng cách bởi sự gần gũi thường hay được coi là biểu hiện của đồng tính luyến ái. Doi cho rằng ở Nhật Bản “cảm giác đồng tính luyến ái” phát triển rộng rãi hơn. Đồng tính luyến ái ở đây không hiểu theo nghĩa hẹp, mà theo nghĩa “khi gắn bó về tình cảm giữa người cùng giới mạnh hơn là với người khác giới”. Sự gắn bó tình cảm mật thiết này ít khi xảy ra giữa những người bạn bình đẳng, mà thường mang tính cách mạnh/yếu, ví dụ giữa thầy và trò, giữa thành viên cao tuổi và thành viên trẻ tuổi của một tổ chức, thậm chí giữa bố và con trai hay mẹ và con gái.

Trong xã hội hiện đại, việc kết hôn giữa hai đối tượng đồng giới tại Nhật Bản vẫn là bất hợp pháp. Tuy nhiên, các cặp đôi có quốc tịch khác có thể kết hôn đồng giới tại Nhật. 

Đám cưới giữa các cặp đôi đồng tính tại một khách sạn Nhật (Ảnh: Japan Endless Discovery)

Mạc Tú (Vntinnhanh.vn)

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất