Sự thật đáng sợ bên trong trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ thành kỷ lục gia
Khi một học sinh nữ là trẻ tự kỷ không chịu tập, N.T.T.D. (SN 1992) - giáo viên Tâm Việt, ném bóng liên tiếp, chỉ tay vào mặt em và hét lên: ‘Đùa với bố mày đấy à? Trong túi xách bao giờ cũng có dao đấy nhé’.
Tháng 6/2019, trên một diễn đàn kín dành cho phụ huynh có con mắc hội chứng tự kỷ, xuất hiện những thông tin phản ánh việc dạy học tại một trung tâm dạy trẻ tự kỷ ở tầng 3 khu KTX trường Đại học TDTT Bắc Ninh (TX Từ Sơn, Bắc Ninh) mang tên Tâm Việt.
Hàng loạt phụ huynh chia sẻ trung tâm quảng cáo với những lời hết sức hấp dẫn: ‘Huấn luyện trẻ tự kỷ thành nghệ sỹ, kỷ lục gia’; ‘Nơi duy nhất trên thế giới điều trị được trẻ tự kỷ tuổi dậy thì’… nhưng sự thật lại trái ngược với mong đợi.
Trước những lời quảng cáo rầm rộ của trung tâm, nhóm phóng viên VietNamNet đã mất nhiều tháng trời tìm cách thâm nhập, trong vai trò là giáo viên tìm hiểu hoạt động của trung tâm.
Trẻ tự kỷ được luyện xiếc với lời hứa trở thành các kỷ lục gia
Theo người quản lý của Tâm Việt, trung tâm này có khoảng 45 học sinh nhưng không phải tất cả các em đều mắc hội chứng tự kỷ. Có người tuổi ngoài 30, được trung tâm giới thiệu ‘mắc bệnh trầm cảm vì vợ ngoại tình’ cũng được đưa vào đây học chung với những trẻ tự kỷ, để ‘huấn luyện’ thành kỷ lục gia.
Tháng 7/2019, có mặt tại trung tâm với vai trò giáo viên tập sự, chúng tôi được chứng kiến nhiều phụ huynh đưa con đến đây gửi gắm.
Khi có phụ huynh, đại diện trung tâm đưa một số em khá nhanh nhẹn, tỉnh táo hơn so với các em còn lại ra biểu diễn.
Khi có phụ huynh đến thăm, một số em nhanh nhẹn, tỉnh táo hơn được đưa ra hành lang biểu diễn
Trên hành lang, các em được yêu cầu diễn xiếc với các bộ môn tung bóng, đi xe đạp 1 bánh… như một cách để quảng cáo cho trung tâm.
Phụ huynh đưa con đến đây từ các tỉnh khắp cả nước, xa nhất là TP.HCM, họ biết đến trung tâm đa phần từ các kênh truyền thông.
Trong những ngày làm giáo viên tập sự tại trung tâm, chúng tôi thấy trẻ nhận vào trung tâm không trải qua bất kỳ một bài test kiểm tra mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Khi hỏi một số phụ huynh đưa con đến học, họ cũng cho biết con họ được nhận vào trung tâm không có kiểm tra đầu vào, đánh giá mức độ tự kỷ. Thậm chí, giáo viên ở đây thừa nhận trẻ tự kỷ, trẻ bị tâm thần, đến người lớn bị trầm cảm… đều được đào tạo chung.
Tất cả đều theo một phương pháp là: luyện xiếc với 4 kỹ năng.
Theo đó, các học sinh được chia vào 4 phòng đào tạo các môn: đội chai nước lên đầu; tung 3 -5 quả bóng; đứng thăng bằng trên con lăn, đi xe đạp 1 bánh…
Sau khi thành thục các động tác trên, học sinh sẽ chuyển sang học môn phối hợp đồng thời đội chai nước, đi xe đạp, tung bóng hoặc đồng thời đội chai nước, đứng trên con lăn, tung bóng.
Dụng cụ dạy học ở đây rất thô sơ, là các chai nước, bóng tennis, con lăn được làm bằng sắt, những tấm gỗ cũ… Mặc dù các môn học khá mạo hiểm, dễ khiến trẻ mất thằng bằng, ngã nhưng trong quá trình luyện tập các em không có đồ bảo hộ (mũ bảo hiểm hay bất kỳ đồ bảo hộ tay, chân nào khác).
Dụng cụ học tại trung tâm chỉ là những con lăn làm bằng sắt, vài tấm gỗ... |
Quá trình thâm nhập trung tâm với vai trò giáo viên tập sự, chúng tôi được yêu cầu học cùng các em.
Chương trình giáo dục tại Tâm Việt dành cho trẻ tự kỷ bắt đầu từ 6h sáng. Các em được dạy môn đi xe đạp 1 bánh. Sau đó suốt thời gian còn lại của buổi sáng và buổi chiều, các học sinh được đưa vào 4 phòng học để học tung bóng, đội chai nước.
4 phòng học này được ngăn cách với hành lang bằng 1 cánh cổng sắt kiên cố. Đây cũng là phòng ngủ, sinh hoạt của các học sinh. Các học sinh luyện tập tại phòng, ăn uống tập thể tại hành lang lớp.
Trong phòng, có những tấm phản được dựng tại góc. Buổi trưa, tối các tấm phản này được dựng xuống để làm chỗ cho học sinh ngủ.
Phòng đầu tiên là phòng đội chai nước do một giáo viên nữ tên H. (SN 1995) đứng lớp. Tràn ngập phòng là mùi khai, hôi do các học sinh đi vệ sinh không được lau dọn kỹ càng.
Trong lớp có khoảng 7, 8 học sinh thay nhau tìm cách giữ nguyên một chai nước khoảng 350ml trên đầu và di chuyển.
Khi chúng tôi hỏi lý do tại sao học sinh tập các bài này và có tác dụng gì, H. không nắm được, nói: ‘Chỉ có ông (Phan Quốc V., CEO Tâm Việt Group) mới nắm được’.
Trẻ tự kỷ bị giáo viên chỉ thẳng mặt, dọa có dao trong cặp
Điều đáng nói là học sinh đủ các lứa tuổi (bé nhất 6 tuổi) đến ngoài 20 tuổi đều học chung. Có những em đang lứa tuổi phát triển dậy thì, có hành vi thường xuyên nghịch ‘vùng nhạy cảm’ ngay trong lớp học. Tuy nhiên, các thầy cô ở đây cũng lúng túng trong cách xử lý.
Khi có phụ huynh đến thăm, một số em nhanh nhẹn, tỉnh táo hơn được đưa ra hành lang biểu diễn.
Trên hành lang, các em được yêu cầu diễn xiếc với các bộ môn tung bóng, đi xe đạp 1 bánh… như một cách để quảng cáo cho trung tâm.
Phụ huynh đưa con đến đây từ các tỉnh khắp cả nước, xa nhất là TP.HCM, họ biết đến trung tâm đa phần từ các kênh truyền thông.
Trong những ngày làm giáo viên tập sự tại trung tâm, chúng tôi thấy trẻ nhận vào trung tâm không trải qua bất kỳ một bài test kiểm tra mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Khi hỏi một số phụ huynh đưa con đến học, họ cũng cho biết con họ được nhận vào trung tâm không có kiểm tra đầu vào, đánh giá mức độ tự kỷ. Thậm chí, giáo viên ở đây thừa nhận trẻ tự kỷ, trẻ bị tâm thần, đến người lớn bị trầm cảm… đều được đào tạo chung.
Tất cả đều theo một phương pháp là: luyện xiếc với 4 kỹ năng.
Theo đó, các học sinh được chia vào 4 phòng đào tạo các môn: đội chai nước lên đầu; tung 3 -5 quả bóng; đứng thăng bằng trên con lăn, đi xe đạp 1 bánh…
Sau khi thành thục các động tác trên, học sinh sẽ chuyển sang học môn phối hợp đồng thời đội chai nước, đi xe đạp, tung bóng hoặc đồng thời đội chai nước, đứng trên con lăn, tung bóng.
Dụng cụ dạy học ở đây rất thô sơ, là các chai nước, bóng tennis, con lăn được làm bằng sắt, những tấm gỗ cũ… Mặc dù các môn học khá mạo hiểm, dễ khiến trẻ mất thằng bằng, ngã nhưng trong quá trình luyện tập các em không có đồ bảo hộ (mũ bảo hiểm hay bất kỳ đồ bảo hộ tay, chân nào khác).
Dụng cụ học tại trung tâm chỉ là những con lăn làm bằng sắt, vài tấm gỗ...
Quá trình thâm nhập trung tâm với vai trò giáo viên tập sự, chúng tôi được yêu cầu học cùng các em.
Chương trình giáo dục tại Tâm Việt dành cho trẻ tự kỷ bắt đầu từ 6h sáng. Các em được dạy môn đi xe đạp 1 bánh. Sau đó suốt thời gian còn lại của buổi sáng và buổi chiều, các học sinh được đưa vào 4 phòng học để học tung bóng, đội chai nước.
4 phòng học này được ngăn cách với hành lang bằng 1 cánh cổng sắt kiên cố. Đây cũng là phòng ngủ, sinh hoạt của các học sinh. Các học sinh luyện tập tại phòng, ăn uống tập thể tại hành lang lớp.
Trong phòng, có những tấm phản được dựng tại góc. Buổi trưa, tối các tấm phản này được dựng xuống để làm chỗ cho học sinh ngủ.
Phòng đầu tiên là phòng đội chai nước do một giáo viên nữ tên H. (SN 1995) đứng lớp. Tràn ngập phòng là mùi khai, hôi do các học sinh đi vệ sinh không được lau dọn kỹ càng.
Trong lớp có khoảng 7, 8 học sinh thay nhau tìm cách giữ nguyên một chai nước khoảng 350ml trên đầu và di chuyển.
Khi chúng tôi hỏi lý do tại sao học sinh tập các bài này và có tác dụng gì, H. không nắm được, nói: ‘Chỉ có ông (Phan Quốc V., CEO Tâm Việt Group) mới nắm được’.
Trẻ tự kỷ bị giáo viên chỉ thẳng mặt, dọa có dao trong cặp
Điều đáng nói là học sinh đủ các lứa tuổi (bé nhất 6 tuổi) đến ngoài 20 tuổi đều học chung. Có những em đang lứa tuổi phát triển dậy thì, có hành vi thường xuyên nghịch ‘vùng nhạy cảm’ ngay trong lớp học. Tuy nhiên, các thầy cô ở đây cũng lúng túng trong cách xử lý.
Trong một giờ học ở Tâm Việt, học sinh không mặc quần nằm bơ vơ ở một góc phòng...
Trong quá trình dạy, dù có các giáo viên mới, nhưng các giáo viên của Tâm Việt vẫn thẳng tay đánh hoặc nhục mạ khi học sinh không chịu tập luyện.
Tại phòng tập ném bóng, khi một học sinh nữ là trẻ tự kỷ không chịu tập, N.T.T.D. (SN 1992) - giáo viên Tâm Việt, ném bóng liên tiếp, chỉ tay vào mặt em và hét lên: ‘Đùa với bố mày đấy à? Trong túi xách bao giờ cũng có dao đấy nhé’.
... và ở một góc khác.
Trong giờ ăn, khi một em học sinh không nghe lời, người nấu bếp dùng đũa đánh liên tiếp vào em khiến học sinh này khóc trong hoảng loạn.
Giáo viên ở đây cũng thừa nhận, đào tạo trẻ lớn huấn luyện trẻ bé hơn. Có những em học sinh hướng dẫn các bạn khác, sẵn sàng đánh, tát vào mặt nếu em bé đó không chịu tập luyện.
Trung tâm này cũng để cho các học sinh nhanh nhẹn hơn tự vệ sinh cá nhân cho những em khác nên rất qua loa và bẩn. Nhà vệ sinh nồng nặc mùi khai.
Giáo viên D. chỉ tay vào mặt, đe dọa học sinh.
Theo lời của nữ giáo viên tên H. tại trung tâm, một số học sinh nhanh nhẹn hơn được chăm chút luyện tập hơn. Các thầy cô ở đây thường xuyên quay video gửi về cho bố mẹ xem. Trong khi đó, một số em khác nằm vạ vật giữa nhà. Thậm chí, có học sinh chỉ mặc quần đùi, chân tay tróc lở, ngồi thu lu trong góc phòng.
Việc luyện tập không hợp lý, môi trường ăn ở không đảm bảo đã khiến một số học sinh, phụ huynh phải ‘tháo chạy’ giữa chừng. Những người chứng kiến đã nói gì về trung tâm? Mời các độc giả đón đọc kỳ tới: "Cuộc tháo chạy sau 1 tháng theo học tại Tâm Việt".
Video được xem nhiều nhất