"Sống chung với mẹ chồng": Lạc mất con, cả nhà Trang đều hóa điên, nhưng ai là người đau nhất?
Biến cố Trang bị mất con trong "Sống chung với mẹ chồng" là một bi kịch nặng nề của bộ phim, khiến cho tập 29 ngập tràn nước mắt. Ai sai ai đúng thiết nghĩ chẳng quan trọng nữa, bởi tất cả đều đau lòng.
- Giày Minh Vân "Sống chung với mẹ chồng" giá 200k thành trào lưu hot
- Tập 30 "Sống chung với mẹ chồng": Soái ca Sơn giúp Trang tìm lại đứa con bị mất?
- "Sống chung với mẹ chồng" và áp lực từ lời khen tiếng chê
- Sự thật gia cảnh của Trang (Sống chung với mẹ chồng) khiến người xem từ ghét thành thương
- "Sống chung với mẹ chồng": Vân tỏ ra khinh bỉ khi bồ mới của Thanh đăng ảnh tình tứ lên facebook
Bên cạnh mâu thuẫn về cuộc sống chung với mẹ chồng như sống trong địa ngục của Vân, thì câu chuyện mẹ chồng đòi cháu trai của Trang, bạn Vân, cũng là một tuyến truyện hấp dẫn khán giả từ những tập đầu.
Trang là một cô gái xinh đẹp, có chính kiến rất cao, thích cuộc sống tự lập và hay "thao túng" luôn người chồng. Từ khi chưa cưới nhau, Trang đã lên sẵn kế hoạch để mình không phải sống chung với mẹ chồng. Nào là giục chồng mua nhà riêng để khỏi phải dọn về quê, nào là thuê thầy bà bảo rằng cô và mẹ chồng kị tuổi.
Trang cũng vì ngán cảnh làm dâu luồn cúi nên muốn có con sớm, xem như có thêm "kim bài miễn tử". Nhưng cái gì cũng có giá, vì Trang có thai nên mẹ chồng phải lên thành phố ở cùng để chăm sóc Trang thai nghén. Những mâu thuẫn cũng dần hình thành từ đây.
Đã không ít lần Trang khó chịu với bà Điều, nói nặng nhẹ, thậm chí là muốn chồng đuổi mẹ về quê, khiến khán giả cảm thấy cô là một nhân vật khó ưa. Trang cũng từng bị trả báo khi vừa hí hửng sau khi mẹ chồng về quê thì bị té động thai.
Tuy nhiên, khó chịu là thế, khiến người ta ghét là thế nhưng Trang vẫn là một người mẹ. Người mẹ nào cũng thương con, ngay cả việc đẻ con ra là có mục đích thì những tháng ngày mang nặng đẻ đau, nhìn con chào đời cũng khiến người mẹ xem con là báu vật. Cũng vì vậy mà nhìn cảnh Trang khóc nấc, tâm trí hỗn loạn khi đứa bé bị bắt cóc đã khiến người ta cảm thương cho nhân vật này, bao nhiêu lỗi lầm cũng đành tha thứ.
Thu Quỳnh thật sự đã có một màn hóa thân xuất sắc trong phân đoạn đau khổ đến điên dại vì con bị bắt đi. Ánh mắt hoang mang, miệng không ngừng lẩm bẩm phải pha sữa cho con khiến cho khán giả, nhất là những người làm mẹ, cảm thấy chạnh lòng.
Phải! Con chưa đầy một tuổi bị bắt mất, hỏi người mẹ nào mà không đau? Chính vì quá đau, quá thương mà Trang trở nên mất kiểm soát. Túng quẫn lý trí, cô đổ lỗi cho mẹ chồng, cho rằng vì bà hay đưa bé ra ngoài chơi, rằng bà cố tình để đứa nhỏ bị bắt mất vì bà chỉ muốn có cháu trai. Khán giả nhìn Trang hai mắt thâm quầng, tay ôm chặt con búp bê nhồi bông, vừa mắng vừa trách bà Điều mà không thấy giận, chỉ thấy tội và cảm thông cho người mẹ tội nghiệp.
Nhưng Trang ơi, mẹ chồng cũng là mẹ của người đàn ông mình yêu. Có ham muốn cháu trai đến mấy, có từng hiềm khích với con dâu đến mấy thì vẫn là một người mẹ, người bà. "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà", câu thành ngữ này là để nói rằng tình thương của người phụ nữ rất bao la, có khi vì quá thương yêu mà làm đứa con hư hỏng.
Nếu bà Điều không thương cháu thì bắt nó ăn theo cữ, theo giờ, theo giấc làm chi cho thêm cực? Nếu bà không thương cháu thì chẳng đưa nó đi chơi mỗi ngày làm gì để Trang cứ cằn nhằn. Chuyện không hay chẳng ai mà biết được. Bà Điều già cả, ở quê lên thì càng mất cảnh giác với lòng dạ khó lường của người đô thị.
Nhìn cảnh bà Điều chạy đôn đáo khắp nơi trong đôi chân trần, tay ôm ảnh đứa cháu, băng ra giữa đường hỏi hết người này đến người khác mà không khỏi đau lòng. Nhìn cảnh bà khóc váng lên trước mặt con trai vì đã lỡ để đứa cháu bị bắt thì làm sao có thể nghi ngờ, bảo rằng bà độc ác?
Thậm chí cả cái cô Hồng kia, cổ cũng chỉ vì nỗi đau mất con mà mất luôn lí trí, cướp con của người khác. Chúng ta không thể bao dung cho tội ác đó, nhưng cũng không được vì tội ác đó mà không thừa nhận cô Hồng kia cũng là một người mẹ thương con. Cả ba người mẹ trong bi kịch hôm nay đều có những nỗi đau của riêng mình. Họ có hóa điên, có độc ác, hay có tột cùng đau khổ thì họ vẫn rất đáng thương.
Nhưng, người đau và khó xử nhất trong chuyện này không ai khác chính là Tùng. Trang mất con nên đau lòng, than khóc. Chẳng lẽ Tùng không đau sau? Đó cũng là con gái của anh mà. Chẳng qua vì anh trót mang trên vai danh nghĩa của người đàn ông, của kẻ làm chồng nên phải cố bình tĩnh mà làm người trấn an.
Chưa kể Tùng còn là một người con. Đứng giữa nỗi đau mất con, nỗi cảm thương cho vợ, nỗi khó xử vì mặc cảm tội lỗi của mẹ, người rối nhất chính là Tùng chứ chẳng ai khác! Nhưng anh vẫn phải mạnh mẽ, phải an ủi vợ đừng khóc, phải khuyên mẹ đừng tự trách mình mà chẳng có ai làm những điều đó cho anh.
Hy vọng bi kịch của gia đình Tùng sẽ sớm qua đi, vì người chồng có trách nhiệm như anh không xứng đáng phải bị giày vò như thế. Đón xem Sống chung với mẹ chồng tập 30 sẽ phát sóng tối nay, lúc 20h45 trên VTV1.
Theo Phúc Du/Trí thức trẻ
Video được xem nhiều nhất
- • 5 cặp đôi được yêu thích nhất trên màn ảnh Hoa ngữ nửa đầu năm 2020
- • Sao nào cũng sở hữu ít nhất một bản 'photocopy' - món đặc sản chỉ có ở phim Hoa ngữ
- • Top 3 'chị đẹp' U40 có số đào hoa, được trai đẹp theo đuổi nhiều nhất trên màn ảnh Hàn nửa đầu năm 2020
- • Điểm chung của 3 'soái ca' nổi nhất màn ảnh Việt hiện nay: đẹp trai, giàu có, tài giỏi nhưng bị mẹ quản lý chặt đến 'ngộp thở'
- • Liệu có tồn tại 'lời nguyền Glee' khi nhiều thành viên của đoàn làm phim lần lượt qua đời?
- • Cục điện ảnh Trung Quốc: Phim ngôn tình không được quá ngọt, cấm yêu sớm, tình yêu đam mỹ phải chuyển sang... tình đồng chí, bạn bè