Phập phồng theo dõi điểm chuẩn "nhảy múa" trong ngày xét tuyển áp chót
Trong 2 ngày cuối, không khí có phần "hạ nhiệt" vì số lượng đến rút và đăng kí hồ sơ xét tuyển không còn đông như trước, nhưng các thí sinh vẫn đang trong tâm trạng hồi hộp trong từng giờ.
Mặc dù vậy một số phụ huynh cũng nhận định rằng, đợt xét tuyển đại học năm nay đã đổi mới, sẽ có nhiều thiếu sót vì nhưng xét chung đề án lần này của Bộ GD&ĐT cũng có nhiều điểm hay.
Hai thí sinh đăng kí xét tuyển ĐH Sư Phạm sau khi trượt trường ĐH Ngân Hàng.
Ông Ngô Tấn Sỹ, phụ huynh em Ngô Ngọc Diễm Xuân từ Tiền Giang lên trường ĐH Sư Phạm TP. HCM xem tình hình xét tuyển cho con cho biết: "
Có thể nói năm nay là lần đầu tiên đề án xét tuyển đại học được thay đổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tôi vẫn đồng tình với phương án cải cách lần này. Bởi theo tôi, yếu tố đầu tiên tôi thích đề án này ở chỗ thí sinh chủ động được điểm thi của mình, khác với các năm trước đăng kí xét tuyển rồi mới thi thì thí sinh hơi bị động. Yếu tố thứ hai mà tôi đánh giá tốt sự thay đổi trong xét tuyển là có tính sàng lọc tốt, thí sinh biết lượng sức mình khi chọn ngành học, chọn trường. Vấn đề cuối cùng, theo tôi là giảm bớt được áp lực thi cử, các cháu không còn gồng gánh hai kì thi như trước đây nữa"
Ông Ngô Tấn Sỹ cho rằng vì chưa hiểu được đợt xét tuyển nên phụ huynh và thí sinh mệt mỏi chờ đợi.
Cũng vì lần đầu tiên áp dụng phương án xét tuyển mới nên có nhiều bỡ ngỡ cho thí sinh lẫn phụ huynh. Theo đó, các phụ huynh quá nôn nóng, thiếu sự bình tĩnh trong lần đầu tiên thay đổi này của Bộ GD&ĐT.
"Theo tôi nghĩ tâm lý chung của mỗi huynh mà thôi vì chưa quen với thay đổi nên cứ tự làm mình mệt mỏi. Có thể nói nếu ai hiểu được đợt xét tuyển thì dễ, sẽ không còn cảnh chờ đợi mệt mỏi"
, Phụ huynh Ngô Tấn Sỹ nói.
Hai cha con ông Sỹ sau khi biết điểm thi đã nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành ngôn ngữ Nhật của trường sư phạm và hiện đang nằm trong tốp có nguy cơ bị trượt. Điểm thi của thí sinh Xuân (con ông Sỹ) là 30,8 và điểm chuẩn vào ngành là 25 điểm, song đến ngày cuối số lượng thí sinh điểm cao hơn nộp hồ sơ vào ngành này lại tăng lên, vì thế điểm chuẩn tăng, đồng nghĩa nguy cơ cao lọt khỏi danh sách trúng tuyển.
"Điểm "nhảy múa" từng ngày, thậm chí là từng giờ. 1h trước xem thì đậu đại học rồi nhưng sau đó xem lại thì trượt. Nhưng năng lực thí sinh như thế nào đã đánh giá đúng với đề án xét tuyển lần này", thí sinh Xuân nhận xét.
Phụ huynh Phương đánh giá: "Thật sự mà nói đợt xét tuyển đại học năm nay có nhiều mới lạ dẫn đến nhiều khó khăn cho phụ huynh và thí sinh vì chưa quen. Nhưng phải chấp nhận thực tế với sự thay đổi này, lần đầu cái gì cũng khó khăn, rồi sau đó sẽ sửa dần để hoàn thiện. Các phụ huynh than phiền cũng chỉ vì quá lo lắng cho con mình, sợ con không vào được đại học thì khổ, nên phải chạy ngược chạy xuôi rút hồ sơ".
Một số phụ huynh khác đang theo dõi điểm "nhảy múa".
Cũng theo phụ huynh Phương, ông cũng góp ý về xét tuyển mới để được tốt hơn theo góc độ của một phụ huynh có con cũng đăng kí xét tuyển đại học. Phụ huynh này góp ý:
"Để không còn cảnh chờ đợi mệt mỏi như hiện nay, trước khi công bố chỉ tiêu tuyển sinh nên có một mục đăng kí NV 1 qua hồ sơ xét tuyển bằng điện tử. Sau khi công bố điểm thi THPT quốc gia, các trường Đại học sẽ dựa vào đó để lấy chỉ tiêu theo số điểm được sắp xếp từ cao đến thấp. Sau đó mới có đợt xét tuyển những nguyện vọng tiếp theo".
Video được xem nhiều nhất