Những vụ chìm tàu du lịch đầy ám ảnh tại Việt Nam
Tàu du lịch trên sông Hàn chở theo 56 người bất ngờ bị lật tối ngày 4/6 làm 3 người mất tích trong đó có 2 trẻ nhỏ khiến nhiều khách du lịch "lạnh người" nhớ lại những vụ tai nạn tàu thủy kinh hoàng trước đó.
- Hãy như cặp đôi "Me before you": Yêu là cho nhau can đảm để cùng sống trọn vẹn hơn!
- 4 mẹo làm đẹp đình đám trên mạng nhưng tác hại khôn lường
- 2 chị em tử vong khi tàu chìm: Chuyến đi phần thưởng học sinh giỏi, phút chốc thành chuyến đi tử thần
- Pool party cuối tuần - Con gái Hà Nội, khi muốn sexy thì cũng sexy hết cỡ!
- Teen Thái Nguyên chụp ảnh kỷ yếu phiên bản ngôi sao
Lật tàu Thảo Vân 2 chở 56 người trên sông Hàn
Vào lúc 20h ngày 4/6, trên sông Hàn đoạn đối diện khách sạn Novotel, một chiếc tàu du lịch đang chở theo 56 người, trong đó có 53 hành khách (4 khách Malaysia) và 3 nhân viên của tàu trên sông Hàn bất ngờ bị lật.
Tàu du lịch gặp nạn nói trên có tên là Thảo Vân 2, có số hiệu ĐNa - 0016, do tài công Lê Công Chí, trú tại An Hải Bắc, Sơn Trà điều khiển. Chủ tàu là ông Võ Quốc Hùng, giấy chứng nhận đăng kiểm được cấp ngày 19/5/2016, có hiệu lực đến ngày 20/11/2016.
Phòng Cảnh sát PCCC - Cứu Nạn Cứu Hộ trên Sông thuộc Sở PCCC TP Đà Nẵng kéo tàu bị nạn vào bờ - (Ảnh: Hoàng Anh)
Được biết, tàu chỉ có 28 ghế nhưng chở 56 người, trên tàu có áo phao nhưng hầu hết mọi người không được phát nên không ai mặc áo phao khi tàu lật và chìm.
Đến sáng 5/6, lực lượng cứu hộ đã vớt được 45 người, chủ tàu mới được đưa lên trong tình trạng nguy kịch, vẫn còn 3 nạn nhân mất tích trong đó có 2 trẻ nhỏ. Trưa 5/6, lực lượng chức năng cùng nhiều ca nô vẫn đang tích cực quần thảo trên sông Hàn để tìm kiến những nạn nhân mất tích.
Đến khoảng 16h cùng ngày, thi thể 3 nạn nhân xấu số cũng đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy và đưa lên bờ. Ngay sau đó thi thể các nạn nhân được đưa về Bệnh viện Đà Nẵng. Công việc tìm kiếm kéo dài gần 24h đã kết thúc, các lượng chức năng thu dọn phương tiện lều bạt, dụng cụ khỏi hiện trường.
Chìm tàu Cần giờ, 9 người chết
Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào tối ngày 2/8/2013 khiến 9 người tử vong. Được biết, khoảng 21h ngày 2/8/2013, khi đang trên hành trình từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu, ca nô H29-BP do ông Phạm Duy Phúc điều khiển, chở theo 30 người đã bất ngờ bị chìm tại vịnh Gành Rái, cách TP.HCM khoảng 4 hải lý và cách Vũng Tàu khoảng 10 hải lý.
Vụ tai nạn khiến 30 người trên tàu trôi dạt trên biển trong nhiều giờ đồng hồ. Vụ lật ca nô thảm khốc ấy đã cướp đi sinh mạng của 9 người, lực lượng cứu hộ cứu nạn chỉ cứu sống được 21 người trong đó có 2 người nước ngoài.
Chiếc tàu gặp nạn được lai dắt vào bờ. Ảnh: Zing
Những ca nô sử dụng để chở khách du lịch này được đóng mới cho Hải quân nhưng chưa bàn giao vì đang trong quá trình sửa chữa một số bộ phận máy móc bị hư hỏng. Thế nhưng, không hiểu vì sao, trong thời gian này, ca nô vẫn được dùng để chở người và xảy ra tai nạn thương tâm.
Theo kết quả điều tra của cơ quan chức năng, nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do sử dụng phương tiện sai mục đích; ca nô chở số người gấp 2,5 lần cho phép; và chạy trong vùng không được phép hoạt động.
Buổi sinh nhật định mệnh trên nhà hàng nổi Dìn Ký, 16 người tử vong
18h30 ngày 20/5/2011, tàu 2 tầng của khu du lịch Dìn Ký, chi nhánh cầu Ngang chở theo hàng chục du khách ăn uống, di chuyển chậm trên sông Sài Gòn thì bất ngờ trời mưa to kèm gió lớn. Khi đang khởi hành về bến cách bờ chừng 100m tàu bất ngờ chao đảo, lật ngang khiến 16 người tử vong, 4 người may mắn bơi được vào bờ sống sót.
Hình ảnh con tàu Dìn Ký bị chìm. Ảnh: Internet
Theo cơ quan chức năng, tại thời điểm xảy ra tai nạn, ở lầu 1 có khoảng 16 người bao gồm bạn bè và gia đình đang tổ chức sinh nhật lần thứ 3 cho con trai ông Quách Lương Tài (Giám đốc Công ty Lan Anh, chuyên sản xuất thiết bị bếp gas đóng tại phường An Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương). Vụ tai nạn thương tâm trên đã cướp đi mạng sống của 16 người trên tàu. Thương tâm hơn, buổi sinh nhật 3 tuổi cũng là buổi sinh nhật cuối cùng của bé Quách Hồng Đạt. Ông Tài cũng là người tổn thương, mất mát nhiều nhất với 9/16 nạn nhân bị tử vong bao gồm cả vợ, con trai, con gái, em vợ và hai con, mẹ vợ và anh em vợ của mình.
Sau vụ đắm tàu, cơ quan điều tra đã làm rõ thuyền Din Ký đã hết hạn đăng kiểm từ hơn 4 tháng trước khi tai nạn xảy ra. Người lái con thuyền, và trực tiếp nắm giữ sinh mạng tất cả hành khách là tài công thì lại không hề có giấy phép lái tàu nên khi gặp sự cố đáng tiếc đương nhiên sẽ không có những biện pháp xử lý kịp thời.
Chìm tàu trên Vịnh Hạ Long, 12 người chết
Vụ chìm tàu du lịch mang số hiệu QN5198 trên đảo Ti-tốp (Vịnh Hạ Long) sáng 17/2/2011 khiến 27 người trên tàu gặp nạn, trong đó 12 người tử vong.
Trong số 27 người đó, có 19 du khách nước ngoài đến từ 11 quốc gia, 2 du khách người Việt Nam và 6 thuyền viên trên tàu. 10 du khách nước ngoài và 2 du khách người Việt thiệt mạng, 15 người còn lại được cứu sống.
Theo điều tra của cơ quan chức năng, vào ngày 16/2/2011, tàu Trường Hải 06 BKS: QN-5198 do Nguyễn Văn Minh (thuyền trưởng) và Đỗ Văn Thắng (máy trưởng) và 3 nhân viên chở 21 khách (19 khách người nước ngoài, 1 hướng dẫn viên và 1 khách là người Việt Nam) đi du lịch trên Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân tại khu vực tàu chìm. Ảnh: Người lao động
Đến 17h cùng ngày, Minh cho tàu neo đậu tại điểm lưu trú số 587, thuộc khu vực đảo Ti-Tốp để khách du lịch bơi thuyền. Cùng lúc, Đỗ Văn Thắng tắt máy tàu, nhưng không đóng các van ống thông sông khiến nước biển đi vào theo đường ống thông sông đến đường ống bơm chung làm bật 1 mối lối làm cho nước biển theo đường ống thông sông từ từ chảy vào trong khoang máy.
Đến khoảng 18h30, khi trở về ăn tối một số du khách phát hiện tàu có hiện tượng bị nghiêng, ngay lập tức có phản ánh lại nhưng thuyền trưởng Nguyễn Văn Minh không phân công người trực ca trên tàu theo quy định, nên không có ai tiếp nhận ý kiến của du khách để xem xét, xử lý. Đến khoảng 5h ngày 17/2, tàu Trường Hải 06 bị nước ào ạt tràn vào tàu, ngập toàn bộ khoang máy, làm tàu đắm ngay tại chỗ. Một số du khách và toàn bộ thủy thủ đoàn lao xuống biển, được các bạn tàu cứu sống. 12 người trong đó có 10 du khách nước ngoài, 1 hướng dẫn viên du lịch và 1 khách người Việt Nam đã bị chìm cùng tàu.
Sau sự cố trên, TAND tỉnh Quảng Ninh đã xử phạt Nguyễn Văn Minh 10 năm tù, Đỗ Văn Thắng 8 năm tù về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy".
Video được xem nhiều nhất