Những sư cô "làm mẹ" của hàng trăm mảnh đời bất hạnh
Mái chùa ấy là nơi đặc biệt của những con người có số phận đặc biệt - nơi của tình người và sự rộng lượng bao dung ngự trị để tình yêu thương lan tỏa.
- 6 kiểu tóc mái trẻ trung giúp bạn "ăn gian" tuổi cực hiệu quả
- Buổi khai giảng hoành tráng với sự góp mặt của 26.000 "cao thủ thiếu lâm"
- Đã hèn hạ ngoại tình còn coi vợ như rác
- Hình thể hoàn mỹ, không tì vết của nữ sinh trường nhạc
- 5 bí mật trên máy bay mà tiếp viên chẳng bao giờ dám tiết lộ với hành khách
Mái chùa ấy là nơi đặc biệt của những con người có số phận đặc biệt - nơi của tình người và sự rộng lượng bao dung ngự trị để tình yêu thương lan tỏa, khi hơn hai trăm cuộc đời nắm níu lấy nhau, nắm níu lấy số phận và cuộc sống của mình. Nơi ấy, những vị sư cô vừa làm cha, vừa làm mẹ.
Những đứa trẻ trong mái chùa Đức Sơn
Những tiếng bi bô dưới mái chùa
Men theo con đường nhỏ, đất đá lổng chổng thuộc địa phận xã Thủy Bằng – Thị xã Hương Thủy cách thành phố Huế hơn 7 km, chúng tôi tìm đến chùa Đức Sơn- một địa chỉ từ thiện cho những mảnh đời bất hạnh nương nhờ. Chùa Đức Sơn hiện đang nuôi dạy 200 em nghèo, mồ côi, tuổi từ sơ sinh đến trưởng thành.
Trong 200 em, có 10 em sơ sinh, 10 em khuyết tật, 18 em mẫu giáo, số còn lại đang theo học các lớp trung học và Cao đẳng - Đại học. Nhưng hơn lúc nào hết, ký ức tuổi thơ và cuộc đời những đứa trẻ tưởng đã bị cuộc đời bỏ quên ấy được nuôi lớn dưới tiếng chuông chùa, bên những lời kinh kệ ở chốn thiền môn này.
Một buổi sớm mùa đông lạnh cắt da cắt thịt năm 1986, khi tiếng chuông chùa vừa điểm giữa canh trong sự tĩnh lặng của chốn cửa phật, sư cô trụ trì Thích Nữ Minh Tú bỗng giật mình nghe tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Chạy ra tới cổng chùa, sư cô nhìn thấy một đùm khăn giãy giụa, tiếng khóc yếu ớt, lịm dần. Linh tính mách bảo rằng đó là một sinh linh bị bỏ rơi, lập tức nhà sư bế đứa trẻ bé nhỏ ấy vào chùa chăm sóc.
Những ngày đầu tập “làm mẹ” của người muốn trút hết hỉ nộ bụi trần ấy thật vất vả khó khăn, nhưng bằng tình thương vô lượng, ngày ngày nhà sư nấu cháo, lấy nước hồ cho đứa bé ăn. Cũng từ đây, đánh dấu sự ra đời của mái ấm tình thương chùa Đức Sơn với bao câu chuyện cổ tích đầy tình người.
Dẫn chúng tôi đi thăm những căn phòng từ thiện xã hội, sư cô Minh Tú giới thiệu: “Nhà chùa căn cứ vào độ tuổi và bệnh tật để sắp xếp chỗ ở cho phù hợp. Các cháu nam, nữ trên 10 tuổi, trẻ khuyết tật, trẻ sơ sinh... được bố trí ở riêng!”.
Theo sự chỉ dẫn sư cô, chúng tôi tới khu dành cho những đứa trẻ dưới 5 tuổi. Chỉ vào mấy đứa trẻ đang tíu tít nô đùa, sư cô tâm sự: “Đứa trẻ áo vàng hay cười ấy là Cù Thiện Hoa, bởi nhà chùa nhặt được cháu trong vườn hoa rồi đem cháu về nuôi khi chỉ còn mong manh hơi thở nên đặt tên là Hoa. Còn cháu gái mặc quần áo trắng nằm trên giường kia là Kiều Thiện Ngọc, tên thường gọi là Bầu. Cháu bị bệnh nặng lắm nhưng vẫn cố gắng điều trị!”
Cúi xuống bế bé Bầu đang nằm trên giường, sư cô trụ trì Thích Nữ Minh Tú lộ nét đau thương, hai hàng nước mắt từ từ lăn trên gò má. Càng thương cảm những số phận hẩm hiu tôi càng thấu hiểu nỗi vất vả và tấm lòng từ bi, nhân ái của các tăng, ni chùa Đức Sơn. Trong khi không ít ông bố, bà mẹ nhẫn tâm vứt bỏ con ruột của mình thì những nhà sư nơi đây đã dang rộng vòng tay ngày đêm chăm lo nuôi dưỡng.
Các em bé ở đây đa phần là bị bỏ rơi không biết họ tên, cha mẹ các em là ai nên khi nhận vào chùa nếu là bé trai thì mang họ Cù Thiện, bé gái thì mang họ Kiều Thiện.
Sư cô Minh Tú kể với chúng tôi: “Hơn 28 năm qua đã có hơn 144 cháu rời khỏi chùa, nhiều cháu đã có gia đình và công việc ổn định, có một số cháu vượt qua nghịch cảnh hiện nay đã thành đạt trở thành bác sỹ, kỹ sư… Dù đã lớn, đã rời xa mái ấm tình thương để tự lập thân kiếm sống nhưng chúng em vẫn cung kính khắc ghi công lao nuôi dạy của các sư cô ở đây và luôn có trách nhiệm đùm bọc thế hệ sau bởi tất cả chúng em đều là người một nhà”.
Video được xem nhiều nhất