Những chàng trai mê phượt: "Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng phải trở về nhà"

Xã hội - 24/11/2015, 10:02

Không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ về những chuyến đi phượt chỉ cần xách ba lô lên và đi mà phải có sự chuẩn bị rất chu đáo,

Không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ về những chuyến đi phượt chỉ cần xách ba lô lên và đi. Phải có sự chuẩn bị rất chu đáo, vì “thành công trong chuẩn bị là chuẩn bị để thành công”.

Chàng thủ lĩnh của hơn 100 đoàn phượt: Không đơn giản là xách ba lô lên và đi

Thời gian gần đây xảy ra một số vụ tai nạn thương tâm trong những chuyến đi phượt tại các đoạn đường đèo cua dốc. Mới đây nhất là một nam sinh viên 20 tuổi tử vong trên cung đường phượt Y Tý – Lào Cai khiến nhiều người không khỏi xót xa.Nhắc tới tai nạn đáng tiếc này, Nguyễn Quang Tuấn, một leader đã dẫn đầu hàng trăm đoàn đi phượt tại nhiều địa điểm trên dải đất hình chữ S cho rằng, tai nạn trong chuyến đi là điều không ai muốn và cũng không nói trước được. Bởi trước mỗi chuyến đi, tất cả các thành viên trong nhóm đều được quán triệt rất kỹ lưỡng về việc di chuyển để đảm bảo an toàn. Tiêu chí mà nhóm phượt của anh cũng như nhiều nhóm khác đặt ra là “đi vui vẻ và trở về an toàn”.

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Để có những chuyến phượt thành công, một leader như Quang Tuấn
phải chuẩn bị và mang theo bên mình rất nhiều thứ.

Không ít người có suy nghĩ đơn giản chỉ cần “xách ba lô lên và đi”, nhưng thực tế thì mọi thứ phải được chuẩn bị vô cùng chu đáo, cẩn thận, kỹ càng từ việc nhỏ nhất là lên cung đến lên lịch trình, thời gian cho đoàn, chỗ ăn, ngủ, nghỉ…“Trước khi đi, các xế kiểm tra xe thật kỹ: Phanh, lốp, đèn, còi, xi nhan, nhông xích, lắp đủ 2 gương, giấy tờ đầy đủ….Đoàn còn phải chuẩn bị các dụng cụ sửa xe, bơm vá, săm dự phòng và cả đồ sơ cứu thương…”, Quang Tuấn chia sẻ.Quang Tuấn cho hay, niềm đam mê với những chuyến đi phượt đã đến với anh từ năm 2008 khi anh ở tuổi 22, đến năm 2010 thì “hoa chân bắt đầu chín muồi”: “Từ năm 2010 đến cuối năm 2014 là thời điểm mình đi nhiều nhất. Một năm về truớc thì hầu như tuần nào mình cũng đi 1-2 chuyến, vừa đi một mình khi rảnh và vừa đi theo nhóm, làm lead cho các bạn”.Những chuyến đi của đoàn phượt do Quang Tuấn dẫn đầu thường trải dàn đều các điểm du lịch tại khu vực cao nguyên đá, thỉnh thoảng lại là những chuyến đi trải nghiệm qua các thôn xóm, bản làng, trải nghiệm cuộc sống và phong tục của nguời dân.

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Ngoài việc khám phá các điểm du lịch, đoàn phượt của Quang Tuấn còn có những
món quà nho nhỏ làm từ thiện cho các em nhỏ và
người có hoàn cảnh khó khăn tại các miền quê.

Trong hơn 100 lần làm leader các đoàn phượt kể từ năm 2008 cho tới hiện tại, chàng trai sinh năm 1986 này cho biết, chỉ duy nhất một lần xảy ra sự cố với đoàn phượt, đó là hành trình đến xã Ngọc Long, huyện Yên Minh, Hà Giang.“Quãng đuờng từ thị trấn Yên Minh vào xã Ngọc Long dài 50km nhưng vì truớc đó trời mưa và khoảng 70% đuờng là đuờng đất và đá cấp phối nên cả đoàn phải di chuyển mất khoảng 3 tiếng đồng hồ mới vào tới nơi.

Trải qua nhiều đoạn đuờng đèo cua gấp khúc tay áo, nhiều vũng lầy bùn ở đuờng phải nhấc từng xe đi qua rồi nuớc lũ đổ về mạnh từ trên xuống đuờng, khiến mỗi xe đi qua đều phải hết sức thận trọng. Trời mưa nuớc sói mòn thành sống trâu, có xe đã lăn xuống vực dốc nhưng rất may là chỉ bị xây xát chân tay. Chưa hết, có những con dốc đá to như nồi cơm điện lổm chổm giữa đuờng, mồ hôi rơi, máu chảy… “.Dù đối mặt với nhiều khó khăn trong hành trình đi phượt nhưng cả nhóm vẫn hừng hực khí thế và niềm đam mê khám phá dải đất hình chữ S. Không hề bỏ cuộc, các thành viên trong nhóm bình tĩnh tìm cách xử lý sự cố, đoàn kết, giúp đỡ nhau đi đến cuối hành trình và trở về nhà trong sự an toàn.

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Tuổi trẻ và niềm đam mê chính là tất cả những gì đã đưa Quang Tuấn tới
những hành trình mới trên dải đất chữ S thân yêu.

Theo đánh giá của Quang Tuấn, địa hình khó khăn nhất trong di chuyển của đoàn phượt là đường đèo cua dốc mà tiêu biểu phải kể đến dốc Bắc Sum, đường cua gấp khúc thì là đoạn từ xã Na Khê tới xã Lao Và Chải của huyện Yên Minh.Là leader lâu năm cộng với nhiều lần trải nghiệm trên cung đường đèo cua dốc, Quang Tuấn chia sẻ: “Khi di chuyển xe máy ở dạng đường này tuyệt đối không tắt máy thả trôi, vào cua phải sử dụng tín hiệu đèn thường xuyên và đảm bảo tốc độ.

 

Khoảng cách giữa các xe khoảng 5m. Tất cả những kiến thức này đều được phổ biến cho các thành viên trước khi xuất phát”.“Hạnh phúc trên hành trình chứ không phải điểm đến”“Hạnh phúc trên hành trình chứ không phải điểm đến” là tiêu chí mà Cao Tiến Thành, chàng trai 9X điển trai với khuôn mặt khôi ngô tuấn tú hiện đang làm nhân viên văn phòng và kiêm cả vị trí leader trong những chuyến đi của dân phượt đặt ra cho nhóm.

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Dù bận rộn với công việc của một kiểm toán chính nhưng cứ khoảng 2 tháng,
chàng trai trẻ Tiến Thanh lại sắp xếp cho mình một chuyến đi phượt cùng bạn bè.

Bắt đầu đi phượt từ năm 2013, Tiến Thành đã được bầu làm thủ lĩnh trong những chuyến đi sau đó. Không giống với nhiều nhóm đi phượt theo kiểu phong trào, chủ yếu để khoe ảnh lên facebook, nhóm phượt của Tiến Thành gồm khoảng 8 xe với 16 người cùng chung một niềm đam mê cháy bỏng, khát khao đi để khám phá, trải nghiệm về cuộc sống của mọi miền Tổ quốc và hơn thế nữa là cảm giác chinh phục được thiên nhiên hùng vĩ rộng lớn, bao la,...Địa điểm mà Tiến Thành cùng các thành viên của nhóm thường hay hướng tới các địa điểm núi rừng vùng Tây Bắc như Hà Giang, Mộc Châu, Mù Cang Chải...

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Tiến Thành tại đèo Khau Phạ (Yên Bái) ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Tiến Thành cho hay "chỉ cần thử một lần, bạn sẽ nghiện đi phượt".

Nhớ lại cảm giác chinh phục được thiên nhiên khắc nghiệt trên cung đường đi Mù Cang Chải – Sa Pa – Y Tý – Lũng Pô vào tháng 9/2015, Tiến Thành chia sẻ: “Có lẽ đây là chuyến đi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc nhất”: “Chuyến đi 3 ngày 3 đêm, xuất phát tối thứ 5 và về tối chủ nhật.Đi đường ngập, xe chết máy, lên dốc thì ì ạch toàn con dốc cao ngút độ dốc toàn trên 10 độ, đổ đèo Ô Quy Hồ trong sương mù và mưa lạnh. Tuy nhiên, khi vượt qua đoạn đường này thì mọi người lại nhận được phần thưởng là được phóng tầm mắt ra những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, vàng óng. Lúc này, mọi sự nhọc nhằn, mệt mỏi đều tan biến”.

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Những cung đường lởm chởm đất đá và dốc cheo leo vẫn không
ngăn được bước chân của những con người thích xê dịch.

 

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Bởi trước mắt họ là cả một khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên đang chào đón.

Cảm giác chinh phục được thiên nhiên, chiến thắng thiên nhiên thực sự vô cùng tuyệt vời với cả đoàn phượt. Đó chính là nguồn sức mạnh, động lực để từng thành viên đi hết con đường này tới con đường khác, đi xa tới tận chân trời.Giống như phượt thủ Quang Tuấn, Tiến Thành cũng có những nguyên tắc riêng đặt ra và yêu cầu các thành viên trong đoàn thực hiện nghiêm túc: “Các thành viên không được vượt xe leader, không được tụt sau xe chốt, có vấn đề gì các ôm phải liên lạc với ôm leader hoặc chốt”.Tiến Thành cho hay: “Mỗi đoàn đi sẽ có 2 điểm chốt đầu là leader và chốt cuối. 10 xe thì sẽ có 1 xe chốt giữa nữa. Các chốt có thể dùng bộ đàm hoặc điện thoại để liên lạc với nhau. Khi vào cua thì các ôm sẽ vẫy tay, gặp chướng ngại vật ổ gà thì đá chân... ra hiệu cho các xe sau đi cẩn thận”.

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Thủ lĩnh trẻ Tiến Thành cùng đoàn phượt trong một chuyến đi tại đường mòn Hồ Chí Minh.

Không ngại ngần chia sẻ chuyện chính mình dẫn đoàn mà cũng đã từng có sai sót dẫn tới bị ngã xe hay trời quá tối không nhìn được biển báo, đi sai đường phải quay lại, hỏng xe, thủng săm giữa đường: “Chuyến Mù Cang Chải vừa rồi của bọn mình bị chết máy giữa đường do ngập nước, không thể đi được tiếp. Đây là sự cố lớn nhất từ hồi đi, còn bục săm, thay săm dọc đường là chuyện cơm bữa rồi. Trong khi đó, trời thì mưa nặng hạt, đêm lạnh buốt, mình và mấy anh em chia nhau đi tìm nhà nghỉ, cuối cùng cũng tìm được nhà trọ bình dân cách chỗ hỏng xe hơn 1km”.Qua đây, chàng trai 9X này cho rằng, để có một chuyến đi an toàn thì "thành công trong chuẩn bị là chuẩn bị để thành công". Sự chuẩn bị trong mỗi chuyến đi là một khâu vô cùng quan trọng.

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Hãy cứ đi đến chân trời xa, nhưng hãy trở về nhà

Để hạnh phúc trên hành trình và trở về nhà an toàn, các thành
viên trong đoàn luôn sát cánh cùng nhau.

Với anh chàng 8X Quang Tuấn hay chàng trai trẻ 9X Tiến Thành và cả những người thích xê dịch dù biết chặng đường mình đi có thể có chông gai nhưng họ coi đó là những trải nghiệm cần có, trải nghiệm về cuộc sống khắc khổ để biết quý hơn những giá trị cuộc sống hiện tại, họ đi thật xa để mong được trở về nhà, trở về trong sự an yên và đem về những điều mới mẻ.

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất