Nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học đang trong tâm trạng thấp thỏm

Kênh 14 - 14/08/2015, 13:06

Bỏ ra một số tiền lớn, cất công đi xa hàng trăm km đến trường chầu chực để nộp hồ đăng ký xét tuyển trong tình tình trạng thấp thỏm, lo lắng vì không biết mình có đỗ hay không... là thực trạng chung của nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học – Cao đẳng năm nay.

"Canh bạc" tốn kém

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD & ĐT), đợt xét tuyển đầu tiên đã diễn ra hơn 10 ngày nhưng nhiều thí sinh vẫn đang băn khoăn chưa biết nên nộp hồ sơ vào trường nào để đảm bảo khả năng đỗ cao nhất. Nguyên nhân cũng bởi quy chế thi cử năm nay có nhiều thay đổi và điểm sàn nhiều trường đang có xu hướng tăng vọt so với mọi năm.
 
Nguyễn Văn Hoàng (quê Sơn Dương, Tuyên Quang) cùng mẹ vào TP. HCM để xét tuyển vào khoa Công nghệ điện tử của trường Đại Học công nghiệp TP. HCM cho biết, trong kỳ thi vừa qua, Hoàng đạt kết quả thấp hơn dự kiến với tổng số điểm chỉ là 16 điểm. Tuy nhiên, nếu so với năm ngoái thì con số này vẫn cao hơn điểm chuẩn của khoa này 0.5 điểm. Song, theo lời Hoàng, khả năng đỗ của cậu rất thấp vì có nhiều thí sinh khác có tổng điểm 17 cũng đang ồ ạt nộp hồ sơ vào ngôi trường cậu đang hướng tới.
 
"Năm nay điểm sàn và điểm chuẩn của trường sẽ tăng lên vì mình thấy rất đông thí sinh điểm cao nộp hồ sơ vào trường nên sợ sẽ bị đánh trượt", Hoàng nói.
 
thi-dai-hoc-1-78e89
Thí sinh và người nhà cho rằng hình thức xét tuyển đại học mới được thử nghiệm năm nay tạo thêm phiền phức và khiến họ tốn kém hơn.
 
Hoàng tâm sự, bố mẹ cậu đều làm nông nghiệp nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Để có tiền đưa cậu đi xét tuyển, mẹ Hoàng là chị Lê Thị Tuyết đã phải bán đi hai tấn thóc và vay mượn họ hàng thêm ít tiền mặt để cùng con đem hồ sơ vào Nam ứng tuyển
 
Chị Tuyết cho biết, hai mẹ con chị đã vào Sài Gòn được 10 ngày, dù rất tiết kiệm nhưng tính tổng chi phí thuê nhà, ăn ở, đi lại đã hơn 5 triệu đồng. "Số tiền bán thóc lúa và vay mượn họ hàng cũng không được nhiều. Nếu cứ tiếp tục như thế này, tôi rất lo khả năng tài chính của gia đình sẽ không đủ để giúp cháu theo đuổi việc nộp hồ sơ ứng tuyển", chị Tuyết thở dài.
 
Trong khi đó, Hoàng khẳng định: “Mình còn phải đợi trường Đại học Công nghiệp TP. HCM công bố kết quả. Nếu không trúng truyển ở đây, mình sẽ nộp hồ sơ vào Đại học Nha Trang, hy vọng khả năng trúng tuyển sẽ cao hơn. Biết là sẽ rất tốn kém nhưng vẫn phải chấp nhận”.

Không chỉ có Hoàng mà rất nhiều sĩ tử khác cũng hết sức chật vật với khâu nộp hồ sơ vào và rút hồ sơ ra. Thời gian đợi nộp hồ sơ vào trường rồi rút hồ sơ ra nhanh nhất cũng mất hai ngày, gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho nhiều gia đình có con em dự thi Đại học, Cao đẳng.

Nguyễn Thị Ánh Dương (quê Thanh Hó)a cùng bố ra Hà Nội đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với số điểm 20,5 điểm. Khoa mà Ánh Dương đăng ký vào năm trước lấy điểm chuẩn là 20 điểm nhưng cô gái vẫn tỏ ra khiêm tốn vì năm nay điểm đầu vào có thể sẽ cao hơn.
 
Dương cho biết, trước đó, cô từng nhận được giấy báo trúng tuyển của trường Đại học Thương Mại nhưng vẫn nấn ná, đợi kết quả từ trường Bách Khoa. “Trường ĐH Thương mại thông báo ngày 15/8 sẽ làm thủ tục nhập học cho các thí sinh trúng tuyển. Tuy nhiên, mình vẫn muốn chờ ĐH Bách Khoađợi. 10 ngày qua, hai cha con mình ở Hà Nội, chi phí rất tốn kém. Cố gắng thắt lưng buộc bụng rồi nhưng vẫn tiêu hết 4 triệu đồng. Đó là chưa kể phí xe đi về hai lần từ Thanh Hóa ra Hà Nội tổng gần 1 triệu đồng. Con số này là quá nhiều so với chi phí mà năm trước, chị họ mình ra Hà Nội dự thi vào ĐH Sư phạm", Dương nói thêm.
 
"Ván cờ mở” cho thí sinh

Chiều ngày 11/8, Bộ GD&ĐT đã cho phép thí sinh được gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển qua sở GD&ĐT hoặc tới các trường THPT do Sở quy định để nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh đăng ký xét tuyển theo nguyện vọng của thí sinh.

Với mẫu đăng ký nguyện vọng mới (mẫu 1) sẽ cho phép thí sinh được chọn 5 trường theo thứ tự ưu tiên (tính cả nguyện vọng đầu tiên). Sở GD&ĐT có nhiệm vụ tổng hợp hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng theo hai mẫu.

Để đảm bảo công tác này, mỗi sở GD&ĐT địa phương sẽ phải gửi trên vài trăm công văn đến tất cả những trường Học viện, Đại học, Cao đẳng mà thí sinh đăng ký và xin rút hồ sơ xét tuyển tại hơn 400 trường Học viện, Đại học, Cao đẳng khác nhau trên phạm vi cả nước.
 
thi-dai-hoc-3-78e89
Trước nhiều ý kiến trái chiều, Bộ GD&ĐT bắt đầu "thông cảm" với thí sinh bằng việc cho phép đăng ký xét tuyển cùng lúc đến 5 trường Đại học. Tuy nhiên, việc này cũng dấy lên lo ngại lượng hồ sơ ảo sẽ lên gấp 3 lần so với thực tế.

Sau đợt xét tuyển đầu tiên khởi điểm từ ngày 1/8 đến 20/8, không biết sẽ có bao nhiêu thí sinh sẽ cán đích thành công trên chặng đường chọn trường, chọn ngành vì ván cờ lựa chọn này có vẻ như càng chơi càng rối. Bộ GD&ĐT đã cho phép thí sinh gửi vào và rút ra với số lượng hồ sơ không hạn chế nhưng lại quy định về thời hạn ứng tuyển chỉ diễn ra trong 20 ngày cho đợt xét tuyển đầu tiên. Điều đó đang khiến thí sinh và người nhà đứng trước bài toán khó giải đáp khi họ phải tính toán thật khéo sao cho thời gian nộp hồ sơ được phân hợp lý vừa có đủ chi phí và lòng kiên nhẫn chờ đợi kết quả.

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất