Muốn đi tình nguyện? Hãy hoàn tất việc trong gia đình bạn trước!
2 sao -
08/07/2016, 15:37
Với hàng triệu lượt thanh niên tình nguyện lặn lội khắp trên rừng dưới biển mỗi năm, tỷ lệ tai nạn như vụ việc đau lòng vừa rồi không phải là cao, nhưng nó đủ gây chấn động vào tâm lý của phụ huynh các em.
Hãy nhìn lại một số trường hợp tử vong khi đi tình nguyện
Cách đây ít ngày, 3 sinh viên nữ cùng chết đuối tại đập tràn cầu Pác Hoóc, thị trấn Bình Liêu (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) khi đang tham gia hoạt động tình nguyện thường niên Mùa hè xanh.
Trên một trang web bình luận về sự kiện với hàng ngàn comments đủ sắc thái, có nick name cho hay bạn đang ở gần khu vực này và sắp tới sẽ làm tình nguyện ở đây. "Đọc tin này cảm thấy chùn chùn" - bạn viết.
Không chỉ bạn và những sinh viên khác hoang mang, người lo sợ nhiều hơn cả là các vị phụ huynh. "Không đi đâu hết, không tình nguyện gì hết, chết ai chịu?" - cô hàng xóm của tôi ra lệnh cho con trai đang học Đại học năm thứ hai.
Phong trào Thanh niên tình nguyện được triển khai vào năm 2000. Cho đến 2007, có 15 trường hợp tử vong khi tham gia hoạt động này. Con số thống kê cho đến nay vẫn chưa có, nhưng cộng sơ qua các trường hợp được điểm danh trên báo chí có lẽ tổng cộng vào khoảng dưới 30 trường hợp.
Với hàng triệu lượt thanh niên tình nguyện lặn lội khắp trên rừng dưới biển mỗi năm, tỷ lệ tai nạn như trên không phải là cao, nhưng nó gây chấn động mạnh vào tâm lý phụ huynh.
Nhìn lại một số trường hợp tử vong khi đi tình nguyện, đáng tiếc không ít trong số đó là do các bạn chủ quan hoặc quá sơ ý. Như bạn N.T.H, sinh viên năm 2, trường Cao đẳng xây dựng số 3 ở Phú Yên tử vong năm 2007 khi tham gia mùa hè tình nguyện.
Bạn và nhiều sinh viên tình nguyện khác xuống sông tắm dù đã được thanh niên địa phương ngăn cản vì sông chảy rất mạnh, lòng sông sâu nguy hiểm. Đến khi bạn bị đuối sức thì do bạn vẫn mặc cả quần jean, nước ngấm vào nặng trĩu bó cơ thể khó vận động và nước chảy quá mạnh nên bạn bè không kéo vào bờ nổi.
Các trường hợp còn lại ở Thái Nguyên, Hà Giang, Cần Thơ... cũng hầu hết do đi tắm suối sau khi hoàn tất công việc nhưng không thông thạo địa hình nên bị nước cuốn.
Đã là nguyên nhân phần nhiều do chủ quan thì các bạn không nên hoang mang lo lắng quá. Việc nên làm là tìm hiểu thật kỹ địa hình và thời tiết nơi mình đến, hết sức tuân thủ chỉ dẫn của người dân địa phương và học bơi thật tốt.
Điều tôi muốn nói nhiều hơn trong bài này là cách chọn hoạt động tình nguyện của một số bạn.
Phong trào thanh niên tình nguyện được đẩy mạnh và duy trì trong nhiều năm.
(Nguồn: Internet)
Một số cá nhân cứ vi phạm luật lệ, và thanh niên tình nguyện đi... sửa sai cho họ
Năm ngoái, giữa cái nắng nóng 40 độ mùa hè Hà Nội, hàng chục sinh viên nắm tay nhau đứng nhiều giờ liền giữa đường làm dải phân cách sống.
Bình luận, facebook-er Hà Đạt viết: "Mình từng thấy một chiếc ô tô leo hẳn lên dải phân cách đường Lý Thường Kiệt (Đại học Bách khoa TP HCM nằm trên đường này) và nằm trên đó. Mình rợn hết cả người. Các bạn là những người trẻ, tràn đầy sức khỏe, tri thức và khát khao cống hiến. Sự cống hiến của các bạn phải ở trong các công ty, tập đoàn, trong nhà máy, trên nông trường chứ không phải đứng giữa trời nắng phó mặc tính mạng cho những người tham gia giao thông.
Các bạn ơi, đây là thời bình, dải phân cách di động rẻ lắm. Hãy cứ nhiệt huyết, hãy cứ cống hiến, nhưng đừng để tính mạng mình bị coi rẻ hơn cả món đồ chơi. Các bạn trẻ và tràn đầy nhiệt huyết. Đừng để tuổi thanh xuân của mình nằm dưới gầm một chiếc xe điên nào đó".
Một bạn sinh viên nằm trong "dải phân cách sống" nói, họ đã thử chăng dây để phân làn giao thông nhưng nhiều người vẫn chui qua, thậm chí đâm đứt dây thừng. Đôi khi các bạn tình nguyện hét khản cổ, một số phụ huynh vẫn lách qua hàng rào.
Đặc biệt, có cả một phụ huynh cố tình nhấn ga đâm vào một thanh niên tình nguyện, may có công an gần đó lao vào giải nguy giúp.
Giữa cái nắng nóng 40 độ mùa hè Hà Nội, hàng chục sinh viên nắm tay nhau đứng
nhiều giờ liền giữa đường làm dải phân cách sống. (Nguồn: Internet)
Tương tự, vào đêm giao thừa năm nay tại Hà Nội, trong khi đoàn người đổ xuống đường vui chơi-và xả rác mù trời-thì các bạn thanh niên tình nguyện của nhóm D.C.T.T mang theo xẻng hốt rác và bao nilon để dọn rác cho họ. Các bạn dọn đến 3h sáng mới xong, như những lao công thực thụ.
Và ngay hôm qua hôm kia thôi, tại Đại học X TP HCM, các bạn sinh viên tình nguyện lại đi dọn rác sau khi buổi thi kết thúc.
Rác đâu ra vậy? Từ phụ huynh trong khi chờ em, cháu làm bài và từ chính thí sinh chứ còn ai vào đây nữa?
Theo tôi phải phạt thật nặng những vị phụ huynh đáng kính nói trên, bằng tiền hoặc lao động công ích, bắt họ dọn rác do chính họ thải ra. Hoặc như với vị phụ huynh nhấn ga đâm vào sinh viên tình nguyện, nếu có dấu hiệu hình sự, xin mời phạt tù.
Vì hoạt động tình nguyện còn có ý nghĩa là thông qua trải nghiệm cá nhân giúp nâng cao ý thức của bản thân và cộng đồng. Nhưng trên hết mọi hành vi của người được giúp lẫn người đi giúp đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Không thể chấp nhận việc một số cá nhân cứ vi phạm luật lệ như lách xe, xả rác, còn thanh niên tình nguyện thì cứ đi sửa sai cho họ.
Những hoạt động tình nguyện có lợi ích thiết thực cho cả cộng đồng và bản thân mình,
giúp phát huy được các kỹ năng đã được học trên giảng đường. (nguồn: Internet)
Chính những bạn đang và sẽ tham gia hoạt động tình nguyện cần xác định rõ ràng hoạt động nào có lợi ích thiết thực cho cả cộng đồng và bản thân mình, giúp phát huy các kỹ năng, tố chất, mối quan hệ và kiến thức mà chính bạn sẽ cần đến nó trong thời gian dài.
Nhưng tuyệt đối bạn phải đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bản thân. Và trước đó, phải đảm bảo bạn đã hoàn tất trách nhiệm chia sẻ việc nhà trong gia đình.
Sau tất cả, chẳng có lý lẽ nào đủ thuyết phục được cha mẹ và cả xã hội nữa, nếu cứ mỗi Chủ nhật bạn lại vui tươi ca hát đi vớt rác ngoài kênh, rồi tối về quăng bộ đồ hôi thối vào thau cho mẹ giặt, "vì con đi tình nguyện về mệt quá".
Cách đây ít ngày, 3 sinh viên nữ cùng chết đuối tại đập tràn cầu Pác Hoóc, thị trấn Bình Liêu (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) khi đang tham gia hoạt động tình nguyện thường niên Mùa hè xanh.
Trên một trang web bình luận về sự kiện với hàng ngàn comments đủ sắc thái, có nick name cho hay bạn đang ở gần khu vực này và sắp tới sẽ làm tình nguyện ở đây. "Đọc tin này cảm thấy chùn chùn" - bạn viết.
Không chỉ bạn và những sinh viên khác hoang mang, người lo sợ nhiều hơn cả là các vị phụ huynh. "Không đi đâu hết, không tình nguyện gì hết, chết ai chịu?" - cô hàng xóm của tôi ra lệnh cho con trai đang học Đại học năm thứ hai.
Phong trào Thanh niên tình nguyện được triển khai vào năm 2000. Cho đến 2007, có 15 trường hợp tử vong khi tham gia hoạt động này. Con số thống kê cho đến nay vẫn chưa có, nhưng cộng sơ qua các trường hợp được điểm danh trên báo chí có lẽ tổng cộng vào khoảng dưới 30 trường hợp.
Với hàng triệu lượt thanh niên tình nguyện lặn lội khắp trên rừng dưới biển mỗi năm, tỷ lệ tai nạn như trên không phải là cao, nhưng nó gây chấn động mạnh vào tâm lý phụ huynh.
Nhìn lại một số trường hợp tử vong khi đi tình nguyện, đáng tiếc không ít trong số đó là do các bạn chủ quan hoặc quá sơ ý. Như bạn N.T.H, sinh viên năm 2, trường Cao đẳng xây dựng số 3 ở Phú Yên tử vong năm 2007 khi tham gia mùa hè tình nguyện.
Bạn và nhiều sinh viên tình nguyện khác xuống sông tắm dù đã được thanh niên địa phương ngăn cản vì sông chảy rất mạnh, lòng sông sâu nguy hiểm. Đến khi bạn bị đuối sức thì do bạn vẫn mặc cả quần jean, nước ngấm vào nặng trĩu bó cơ thể khó vận động và nước chảy quá mạnh nên bạn bè không kéo vào bờ nổi.
Các trường hợp còn lại ở Thái Nguyên, Hà Giang, Cần Thơ... cũng hầu hết do đi tắm suối sau khi hoàn tất công việc nhưng không thông thạo địa hình nên bị nước cuốn.
Đã là nguyên nhân phần nhiều do chủ quan thì các bạn không nên hoang mang lo lắng quá. Việc nên làm là tìm hiểu thật kỹ địa hình và thời tiết nơi mình đến, hết sức tuân thủ chỉ dẫn của người dân địa phương và học bơi thật tốt.
Điều tôi muốn nói nhiều hơn trong bài này là cách chọn hoạt động tình nguyện của một số bạn.
Phong trào thanh niên tình nguyện được đẩy mạnh và duy trì trong nhiều năm.
(Nguồn: Internet)
Một số cá nhân cứ vi phạm luật lệ, và thanh niên tình nguyện đi... sửa sai cho họ
Năm ngoái, giữa cái nắng nóng 40 độ mùa hè Hà Nội, hàng chục sinh viên nắm tay nhau đứng nhiều giờ liền giữa đường làm dải phân cách sống.
Bình luận, facebook-er Hà Đạt viết: "Mình từng thấy một chiếc ô tô leo hẳn lên dải phân cách đường Lý Thường Kiệt (Đại học Bách khoa TP HCM nằm trên đường này) và nằm trên đó. Mình rợn hết cả người. Các bạn là những người trẻ, tràn đầy sức khỏe, tri thức và khát khao cống hiến. Sự cống hiến của các bạn phải ở trong các công ty, tập đoàn, trong nhà máy, trên nông trường chứ không phải đứng giữa trời nắng phó mặc tính mạng cho những người tham gia giao thông.
Các bạn ơi, đây là thời bình, dải phân cách di động rẻ lắm. Hãy cứ nhiệt huyết, hãy cứ cống hiến, nhưng đừng để tính mạng mình bị coi rẻ hơn cả món đồ chơi. Các bạn trẻ và tràn đầy nhiệt huyết. Đừng để tuổi thanh xuân của mình nằm dưới gầm một chiếc xe điên nào đó".
Một bạn sinh viên nằm trong "dải phân cách sống" nói, họ đã thử chăng dây để phân làn giao thông nhưng nhiều người vẫn chui qua, thậm chí đâm đứt dây thừng. Đôi khi các bạn tình nguyện hét khản cổ, một số phụ huynh vẫn lách qua hàng rào.
Đặc biệt, có cả một phụ huynh cố tình nhấn ga đâm vào một thanh niên tình nguyện, may có công an gần đó lao vào giải nguy giúp.
Giữa cái nắng nóng 40 độ mùa hè Hà Nội, hàng chục sinh viên nắm tay nhau đứng
nhiều giờ liền giữa đường làm dải phân cách sống. (Nguồn: Internet)
Tương tự, vào đêm giao thừa năm nay tại Hà Nội, trong khi đoàn người đổ xuống đường vui chơi-và xả rác mù trời-thì các bạn thanh niên tình nguyện của nhóm D.C.T.T mang theo xẻng hốt rác và bao nilon để dọn rác cho họ. Các bạn dọn đến 3h sáng mới xong, như những lao công thực thụ.
Và ngay hôm qua hôm kia thôi, tại Đại học X TP HCM, các bạn sinh viên tình nguyện lại đi dọn rác sau khi buổi thi kết thúc.
Rác đâu ra vậy? Từ phụ huynh trong khi chờ em, cháu làm bài và từ chính thí sinh chứ còn ai vào đây nữa?
Theo tôi phải phạt thật nặng những vị phụ huynh đáng kính nói trên, bằng tiền hoặc lao động công ích, bắt họ dọn rác do chính họ thải ra. Hoặc như với vị phụ huynh nhấn ga đâm vào sinh viên tình nguyện, nếu có dấu hiệu hình sự, xin mời phạt tù.
Vì hoạt động tình nguyện còn có ý nghĩa là thông qua trải nghiệm cá nhân giúp nâng cao ý thức của bản thân và cộng đồng. Nhưng trên hết mọi hành vi của người được giúp lẫn người đi giúp đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Không thể chấp nhận việc một số cá nhân cứ vi phạm luật lệ như lách xe, xả rác, còn thanh niên tình nguyện thì cứ đi sửa sai cho họ.
Những hoạt động tình nguyện có lợi ích thiết thực cho cả cộng đồng và bản thân mình,
giúp phát huy được các kỹ năng đã được học trên giảng đường. (nguồn: Internet)
Chính những bạn đang và sẽ tham gia hoạt động tình nguyện cần xác định rõ ràng hoạt động nào có lợi ích thiết thực cho cả cộng đồng và bản thân mình, giúp phát huy các kỹ năng, tố chất, mối quan hệ và kiến thức mà chính bạn sẽ cần đến nó trong thời gian dài.
Nhưng tuyệt đối bạn phải đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bản thân. Và trước đó, phải đảm bảo bạn đã hoàn tất trách nhiệm chia sẻ việc nhà trong gia đình.
Sau tất cả, chẳng có lý lẽ nào đủ thuyết phục được cha mẹ và cả xã hội nữa, nếu cứ mỗi Chủ nhật bạn lại vui tươi ca hát đi vớt rác ngoài kênh, rồi tối về quăng bộ đồ hôi thối vào thau cho mẹ giặt, "vì con đi tình nguyện về mệt quá".
Theo Trí Thức Trẻ
Video được xem nhiều nhất
Bình luận