Không quan trọng bạn đi nhanh hay chậm, miễn là đừng bao giờ dừng lại
Tại sao lại không tập trung và thực hiện những việc nhỏ mỗi ngày, thay vì ép mình làm những việc vượt ngoài khả năng của bản thân?
Cuối tuần trước, vào một ngày mùa xuân xinh đẹp ở Colorado, tôi đã thử sức với chiếc xe đạp đầu tiên của mình.
Cảm giác bực tức và thở hổn hển trên một ngọn đồi dài như vô tận thật đặc biệt, dòm thật lâu lên trên đỉnh đồi – cảm giác như xa hàng cây số vậy. Tôi sẽ không bao giờ lên được tới đó, tôi rên rỉ. Tôi không đủ sức để làm được điều đó.
Rồi đột nhiên trong đầu tôi nảy ra một ý tưởng. Nếu như thay vì chỉ đứng nhìn chằm chằm vào đỉnh đồi thì hãy cứ trèo lên, cố gắng tập trung vào vài bước chân ở ngay trước mặt. Ngừng suy nghĩ về đích đến, tôi tự cho phép mình rong chơi một chút. Hãy xem, tôi đã làm được.
Thật ngạc nhiên.
Kinh nghiệm này là một lời nhắc nhở mạnh mẽ của một bài học rất đơn giản: Khi phải đối mặt với thách thức, thực hiện từng bước nhỏ sẽ hiệu quả hơn là làm những việc lớn.
Một trong những bộ phim yêu thích của tôi “những điều về Bob”, trong đó Bob là một bệnh nhân tâm thần của tiến sĩ Leo Marvin. Tại một cuộc họp, Leo nói với Bob rằng ông sẽ được đi nghỉ mát 1 tháng. Ông đưa cho Bob một cuốn sách có tựa đề "Baby Steps" để đọc trong chuyến đi. Leo giải thích rằng: “Cuốn sách nói về việc thiết lập một mục tiêu nhỏ , hợp lý cho chính mình, mỗi ngày một lần vào cùng một thời gian cố định. Và khi bạn rời khỏi đây, đừng lo lắng về bất cứ điều gì”.
Trong tác phẩm hài kinh điển của Murray, nhân vật của ông thực hiện lời khuyên theo nghĩa đen, bước hàng trăm bước như một đứa trẻ ra khỏi văn phòng và vào cả thang máy. “Tôi đang ở trong thang máy” ông kêu lên một cách vui sướng. “Tất cả những gì tôi phải làm là bước một bước nhỏ ngay tại thời điểm này và tôi có thể làm được bất cứ điều gì mình muốn”.
Có yếu tố khoa học đằng sau “Baby steps” chăng? Các nhà khoa học lại thích thuật ngữ “mục tiêu gần” hơn. Trong một nghiên cứu kinh điển, các nhà nghiên cứu muốn giúp đỡ trẻ từ 7 đến 10 tuổi bị chứng “chậm tiếp thu và không cảm thấy hứng thú với toán học”, nhằm cải thiện thành tích của chúng.
Họ chia những đứa trẻ thành các nhóm khác nhau. Một nhóm được hướng dẫn để thiết lập những mục tiêu gần (học 6 trang về toán trong vòng 7 buổi) và một nhóm thiết lập mục tiêu dài hạn (giải quyết 42 trang toán trong vòng 7 buổi).
Những đứa trẻ được thiết lập mục tiêu gần phản xạ nhanh hơn, năng động hơn, chúng giải quyết vấn đề một cách chính xác 80% so với 40% các nhóm lâu dài. Điều thú vị hơn nữa, chúng cũng tự tin hơn vào khả năng toán học của mình. Mục tiêu gần không chỉ giúp các em nhỏ giải quyết vấn đề - nó còn thay đổi cả cách suy nghĩ của chúng về toàn học.
Trong cuộc sống, bạn có thường xuyên cảm thấy bị tê liệt bởi những thách thức mà mình đang phải đối mặt không? Điều khác biệt gì sẽ xảy ra nếu bạn tập trung vào mục tiêu gần?
Tôi hiện đang viết một cuốn sách mới về sự tự nhận thức. Để khám phá chủ đề này, tôi đã phải tìm và in ra khoảng 2000 bài nghiên cứu. Trong nhiều tuần liền, các bài báo khổng lồ chất thành đống trong văn phòng của tôi, chúng như mắng nhiếc tôi mỗi lần tôi ở đó. Mỗi khi tôi nghĩ về việc giải quyết chúng, tôi lại bắt đầu thở gấp.
Một và ngày trước, tôi hét lên “Đủ rồi! Tôi phải làm thôi! Tôi xếp chúng thành 14 chồng giấy nhỏ - mỗi ngày giải quyết một chồng trong vòng 14 ngày. Bây giờ, thay vì việc lo lắng về hàng ngàn bài báo phải duyệt, tôi giải quyết chúng theo từng chồng nhỏ tại một thời điểm. Khi tôi làm xong, tôi sẽ hoàn thành toàn bộ công việc này.
Mục tiêu gần không phải là môn điền kinh, môn toán hay chỉ để đọc, chúng còn giúp ta đối phó trong những tình huống bất thường.
Gần đây, tôi đã mất một người thân sau khi ông bị bệnh trong một thời gian dài. Ngày ông qua đời, tôi không thể vượt qua được những suy nghĩ rằng tôi sẽ phải sống phần đời còn lại mà không có ông. Một vài ngày sau đó, tôi nhận ra rằng mình không cần phải lo lắng về 50 năm tới - chỉ cần trải qua được ngày hôm nay. Theo thời gian, tôi nhận thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
Sau trận động đất tàn phá ở Nepal, cả thế giới theo dõi lực lượng cứu hộ giải cứu những người còn sống sốt ra khỏi đống đổ nát, nơi mà họ đã bị mắc kẹt ở đó trong nhiều ngày. Họ tập trung vào việc giải cứu một người tại một thời điểm. Không suy nghĩ về tầm vóc to lớn của nhiệm vụ cao cả phía trước, điều mà có thể đem lại cho họ sự vô vọng - thay vào đó, ở giữa đống đổ nát này, họ đã làm cho phép lạ xảy ra.
Trong cuộc sống hiện đại này, cá nhân mỗi người đều có những thách thức tưởng chừng không thể vượt qua được mà chúng ta cần phải đối mặt. Hãy bắt đầu ngay bây giờ, tại sao không tập trung và thực hiện những việc nhỏ mỗi ngày thay vì ép mình làm những việc vượt ngoài khả năng ở phía trước.
Khổng Tử đã nói rằng: "Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại".
Video được xem nhiều nhất