Khói mù bao trùm khắp đường phố Hà Nội

Kênh 14 - 23/10/2015, 08:32

Những ngày gần đây, khi người dân ở các huyện ngoại thành đốt rơm rạ, đường phố Hà Nội lại chìm trong màn khói mù dày đặc.

Đến hẹn lại lên, vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm, cứ mỗi khi mùa gặt kết thúc là người dân các huyện ngoại thành Hà Nội lại tập trung rơm rạ để đốt bỏ. Khói bụi bay theo chiều gió, tràn vào khu vực nội thành gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các khu vực tiếp giáp với các vùng ven đô.
 
Theo phản ánh của nhiều người, hiện tượng sương khói bao trùm bầu trời Thủ đô trong những ngày gần đây một phần là do ảnh hưởng cúa khói rơm rạ bay từ ngoại thành vào. Những khu vực cảm nhận mức độ khói bụi rõ rệt nhất là chân cầu Thăng Long, Nhật Tân, đường Láng Hòa Lạc, đại lộ Thăng Long, thị trấn Nhổn, Mễ Trì (Từ Liêm), các khu vực thuộc quận Hà Đông như Dương Nội, Văn Quán... Một số khu vực giáp vùng trồng lúa ngoại thành thậm chí có khói bao phủ suốt ngày. Tuy nhiên, hầu hết các khu vực nội thành đều bị ám khói mạnh nhất vào chiều tối, khi mật độ người dân đốt rơm rạ dày đặc tạo nên lớp khỏi mù bao phủ khiến việc di chuyển của người dân gặp khó khăn.
 
Anh Nguyễn Minh Trọng (một người tham gia giao thông trên đường Nguyễn Chí Thanh) cho biết: "Mấy ngày nay, bầu trời thành phố nhất là tầm chiều tối, khói bụi rất nhiều. Ban đầu tôi cũng nghĩ là sương mù nhưng để ý hơn thì ngửi thấy mùi rơm rạ phả vào trong gió nên đoán chắc là khói do người dân đốt rơm rạ". 
 
ABC_4106-d5503
Thị trấn Nhổn lúc chập choạng tối nhìn rõ khói bao phủ.
 
ABC_4112-d5503
Khói che lấp các tòa nhà chọc trời ở khu vực Mỹ Đình.

 

ABC_4114-d5503
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh mờ ảo, tầm nhìn bị hạn chế hơn vì khói.
 
Anh Trọng cho biết, trước kia, khói từ việc đốt rơm rạ hầu như chỉ đủ sức gây ảnh hưởng đến các khu vực ngoại thành nhưng một vài năm trở lại đây, do lượng rơm rạ bị đốt quá lớn nên khói tràn hết cả vào khu vực nội thành. Đường Nguyễn Chí Thanh là một trong những cung đường thuộc vùng nội đô bị khói bao phủ khá dày. "Tôi đi xe máy trong điều kiện đèn đường bật sáng, xe bật hết các loại đèn mà vẫn phải căng mắt ra nhìn đường và chỉ dám đi chậm", anh Trọng nói.
 
ABC_4092-d5503
Khói bụi khiến nhiều người dân sống quanh khu vực đại lộ Thăng Long ngại ra đường đi bộ, tập thể dục vào buổi chiều như mọi khi.

 

ABC_4100-d5503
Người dân cho biết, phải sau 23h đêm, mức độ khói rơm rạ trong không khí mới bớt đi.
 
Không khí đầy khói rơm khiến nhiều người không dám ra ngoài, phải đóng kín hết cửa nhà. Nhiều người đi ngoài đường cảm thấy ngạt thở, ngứa ngáy, cay mắt, chảy nước mắt vì khói rơm. Chị Nguyễn Thị Nhài (sống ở khu vực chân cầu Nhật Tân) cho biết: “Khói khiến tôi và một số bà con quanh đây cảm thấy khó thở, cay mắt. Vì thế, cứ chiều tối, tôi và nhiều hộ khác phải đóng kín cửa. Có lần tôi đi lên cầu Nhật Tân lúc 10h đêm rồi mà vẫn ngửi thấy mùi rơm rạ lẫn theo khói đốt ngập tràn khắp nơi". 
 
ABC_4087-c1537
Khu vực Trung Kính - Cầu Giấy cũng có khói bao trùm.

 

ABC_4105-c1537
Khu vực SVĐ Mỹ Đình.
 
Chưa hết, chuyện đốt rơm rạ từ ngoại thành còn gây ra nhiều nỗi bi hài mà nếu không tận mắt chứng kiến, nhiều người chỉ nghĩ là "chém gió thiếu cơ sở". "Tôi và người yêu vừa cãi nhau thì thấy mắt cô ấy đỏ lừ như mới khóc, tưởng cô ấy khóc nên bối rối vô cùng, hỏi mãi mới biết thì ra chỉ vì khói rơm rạ làm cô ấy khó chịu. Tôi cũng thấy bị cay mắt nhưng chưa đến nỗi giống cô ấy, chắc người yêu tôi nhạy cảm (cười)", anh Minh (Mễ Trì - Từ Liểm) tếu táo kể lại tình huống dở khóc dở cười của mình.
 
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hải - công nhân làm việc ở khu Công nghiệp Thăng Long, nói: "Hôm qua thấy khói mù trời, tôi tưởng có cháy nên hô hoán anh em tro xưởng chạy ra xem. Mọi người tập trung khá đông ở cổng công ty tôi, nghe ngóng một hồi thì kết luận đây là kết quả sau cùng của mùa thu hoạch lúa ồ ạt ở ven đô".
 
DSC02053-99487
Người dân đốt rơm rạ tràn lan ở cánh đồng lúa đã thu hoạch thuộc địa phận huyện Đông Anh - Hà Nội.

 

DSC02092-99487
Ngay tại khu vực đốt, khói thường tỏa đi rất nhanh nhưng ở nội thành, nó thường trở thành nỗi ám ảnh khi đeo bám trong bầu khí quyển Thủ đô rất lâu.
 

Khói rơm rạ là khói độc

Từ những năm 1980, người ta đã nghiên cứu thành phần của khói khi đốt rơm, và kết luận khói rơm là loại khói độc (nhất là khi dùng để đun trong bếp, một khoảng không gian nhỏ hẹp không được thông gió để khói thoát ra ngoài). 
 
Khói rơm độc vì thành phần của nó. Rơm có thành phần chủ yếu là các chất xenlulozơ, hemixenlulozơ,  các chất hữu cơ kết dính (nhựa) và các chất khoáng khác. Khi rơm cháy, xảy ra nhiều phản ứng phức tạp do sự nhiệt phân (cháy) không hoàn toàn, do vậy hình thành rất nhiều chất. Ngoài khí cabonic, hơi nước, trong khói có chất nhựa (dạng khí dung thành những hạt nhỏ lơ lửng trong không gian), hàng trăm loại chất khác như amoniac, các oxit nitơ.... Các hợp chất chứa clo, lưu huỳnh kể cả các hợp chất của kim loại nặng do tích luỹ sinh học của cây lúa. Thành phần của khói càng thêm phức tạp nếu trong rơm rạ lẫn dư lượng của những loại nông dược chưa phân huỷ hết. Các chất tạo thành còn tương tác với nhau khiến thành phần khói càng thêm phức tạp.
 
Mùi khó chịu đã đành, nhưng khói rơm rạ còn là nguồn chất gây ô nhiễm, rất có hại cho sức khoẻ của con người. Chúng thường cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, lợm giọng, buồn nôn, thở khò khè, nếu không thì cũng có cảm giác ngạt thở... Vào những ngày trời ẩm hoặc đứng gió, khói rơm khuếch tán chậm, tác hại kéo dài. Các chất dạng hạt khí dung lưu giữ trong bầu khí quyển lâu hơn và do vậy tác hại cũng nhiều hơn. Đốt rơm rạ vào buổi chiều tối gây hại càng lớn vì ban đêm nhiệt độ hạ, những luồng khí “chìm” xuống, khiến khói không bốc được lên cao.
 
Nhận thấy tác hại của việc đốt rơm rạ  ở các nước Bắc Mỹ và phương Tây, người ta đã đưa việc đốt rơm rạ vào luật môi trường trong vấn đề chung của việc bảo vệ khí quyển khỏi những chất gây ô nhiễm. Mỹ và Canada nói chung cấm đốt. 
    
Không những thế, trong quá trình đốt rơm rạ, việc đo lường các khí độc hại nếu vượt quá tiêu chuẩn môi trường, các nông dân chủ trại vẫn phải nộp phạt theo diều luật  “Giảm đốt rơm rạ mà bang California – nơi trồng nhiều lúa nước nhất thường áp dụng.
 
Theo Vietnamnet
 

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất