Khám phá nôi đào tạo những nhà báo hàng đầu thế giới
Đại học Báo chí Lille của Pháp là nơi đào tạo báo chí hàng đầu thế giới, với chương trình mang tính thực hành cao và đội ngũ giảng viên là những phóng viên chuyên nghiệp.
Đại học Báo chí Lille (ESJ) là trường tư thục ở Pháp. Trường được thành lập năm 1924. Đến nay, đây là một trong cơ sở đào tạo báo chí hàng đầu thế giới. Năm 2013, tờ báo Le Figaro-Street xếp hạng ESL là trường báo tốt nhất nước Pháp. |
Hàng năm, trường chỉ tuyển khoảng 60 sinh viên, trong đó, 10 sinh viên là người nước ngoài. Các thí sinh phải tốt nghiệp đại học một chuyên ngành khác và phải vượt qua kỳ thì viết, phỏng vấn. Học phí cho một năm học là 3.900 euro (khoảng 95,5 triệu đồng). ESL là một trong số ít các trường đại học trên thế giới không có sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường. |
Không chỉ là đại học hàng đầu nước Pháp, ESL còn là cơ sở đào tạo báo chí danh tiếng trên thế giới. Trường hợp tác giảng dạy với các đại học ở hơn 50 quốc gia. Trường Lille chỉ dạy nghề viết báo cho người đã có bằng đại học với thời gian học lâu nhất là 2 năm. Trong 2 năm này, học viên phải lao động quần quật bằng các bài viết đủ thể loại,tự mình làm ra sản phẩm phát thanh, truyền hình hoàn chỉnh. Họ không những phải tập làm phóng viên, quay phim, đạo diễn, mà còn phải học làm biên tập, thư ký tòa soạn và tổng biên tập. Họ chỉ có 6 tháng cuối khóa học để theo một ngành học chuyên sâu. |
Điểm nổi bật của ESL là không có giáo viên. Ban Giám đốc gồm 3 người, một người là giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành chung, một người phụ trách mảng báo viết và thông tấn, người còn lại phụ trách mảng phát thanh và truyền hình. Cả ba người đều là phóng viên chuyên nghiệp, làm báo lâu năm, và cũng chỉ được làm việc ở trường tối đa 4 năm, bởi nhà trường quan niệm nếu một người không trực tiếp làm báo trong 4 năm thì không đủ tư cách giảng dạy người khác. |
Đại học Báo chí Lille không có đội ngũ giảng viên cố định. Trường mời khoảng 350 phóng viên từ các báo, đài trong cả nước về giảng dạy cho sinh viên. Nhờ vậy, sinh viên có cơ hội học hỏi trực tiếp từ những người chuyên nghiệp theo đúng môn họ đang theo học. |
Chương trình học của trường tập trung chủ yếu ở thực hành. Các giảng viên chỉ giới thiệu lý thuyết trong khoảng 10 - 15 phút. Sau đó, họ ra bài tập cụ thể, buộc sinh viên phải tìm hiểu thực tế, thực hiện công việc của một phóng viên thực thụ như tìm đề tài, phỏng vấn, đưa tin. |
Một lợi thế của sinh viên trường ESL là họ được tiếp xúc thường xuyên với phóng viên danh tiếng, làm việc tại các cơ quan báo, đài. Nhờ đó, họ có thể tiếp cận những công nghệ làm báo mới nhất, tìm hiểu thông tin về cơ quan mà họ muốn ứng tuyển sau khi tốt nghiệp. Khi giảng dạy, các phóng viên cũng mang theo sản phẩm từ cơ quan họ, giúp sinh viên nắm bắt kịp thời các sự kiện đang xảy ra, cách viết bài và những gì độc giả quan tâm. |
Bên cạnh việc tìm hiểu về sản phẩm báo chí của giảng viên, sinh viên phải tự tìm đề tài, viết bài và giới thiệu bài của bản thân trước lớp. Họ sẽ tự nhận xét, chấm điểm bài của nhau trước khi giảng viên đọc bài và chỉ những chỗ cần sửa. |
Nhiều tiết học ở trường ESL diễn ra như một cuộc họp báo thực sự. Sinh viên thực hành nghiệp vụ phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim ngay trong giờ học. |
Mục đích chính của Đại học Báo chí Lille là đào tạo ra những phóng viên có tầm nhìn, năng lực viết bài tốt, phản ứng linh hoạt và hiểu biết về tất cả các hình thức báo chí. Nhà trường đưa ra chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế. Để sinh viên được tiếp cận các công cụ làm báo tiên tiến nhất, trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất với các máy tính, máy in, phòng nghe nhìn, máy ảnh, máy quay, phòng thu, phòng ghi hình tối tân nhất. |
Tuy nhiên, trong quá trình học, sinh viên phải sử dụng những công cụ làm báo lạc hậu. Họ có thể được giao một máy ghi âm nặng hơn 10 kg, vác theo máy ảnh cồng kềnh khi phỏng vấn và làm việc trong các phòng tối để tráng ảnh trước khi đưa ra sản phẩm báo chí cuối cùng. Nhà trường cho phép họ tiếp xúc công nghệ cao vào khoảng thời gian cuối khóa học. |
Video được xem nhiều nhất