Khả năng sáng tạo của bạn đã đến mức nào?

Yan - 03/10/2015, 19:16

Bạn hãy chọn một trong những phương án trả lời các câu hỏi dưới đây để biết về khả năng sáng tạo của bản thân.

 


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

1. Bạn có cho rằng mình sẽ làm thế giới xung quanh trở nên tốt hơn không?

a. Có.

b. Không. Tự nó đã đủ tốt rồi.

c. Có, nhưng chỉ thay đổi một cái gì đó thôi.

2. Bạn có nghĩ rằng mình có thể tham gia vào những thay đổi đáng kể của thế giới xung quanh hay không?

a. Có. Trong đa số các trường hợp.

b. Không.

c. Có, nhưng chỉ trong một số trường hợp.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

3. Bạn có cho rằng, có một số ý kiến của bạn đã góp phần đáng kể cho lĩnh vực hoạt động tại đơn vị nơi đang làm việc hay không?

a. Có.

b. Có, trong những hoàn cảnh thuận lợi.

c. Chỉ ở mức độ nào đó.

4. Bạn có cho rằng trong tương lai, bạn sẽ đóng vai trò quan trọng và có thể thay đổi về mặt nguyên tắc cái gì đó hay không?

a. Có, chắc là như vậy.

b. Ít có khả năng.

c. Có khả năng như vậy.

5. Khi quyết định một hành động nào đó, bạn có nghĩ rằng mình đang thực hiện bước khởi đầu không?

a. Có.

b. Thường xuyên nghĩ rằng không thực hiện được hành động của mình.

c. Thường xuyên.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

6. Bạn có nguyện vọng làm việc trong khi chưa biết gì về nó hay không?

a. Có, việc mới lạ hấp dẫn bạn.

b. Điều chưa biết không làm bạn quan tâm.

c. Tất cả phụ thuộc vào tính chất công việc.

7. Bạn buộc phải làm việc không quen thuộc. Bạn có muốn qua đó tự hoàn thiện mình?

a. Có.

b. Thỏa mãn điều đã đạt được trong công việc đó.

c. Có, nhưng chỉ khi thích điều đó.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

8. Nếu có công việc mà bạn chưa biết nhưng rất yêu thích, bạn có muốn biết tất cả về nó không?

a. Có.

b. Không, chỉ muốn biết điều cơ bản nhất.

c. Không, chỉ muốn thỏa mãn tính tò mò.

9. Khi bạn bị thất bại trong công việc thì:

a. Một thời gian nào đó vẫn kiên trì làm việc.

b. Khoát tay và cho là chuyện vặt, tầm thường vì hiểu rằng thất bại đó không có thực.

c. Tiếp tục công việc của mình, thậm chí biết rõ rằng cản trở, khó khăn đó là không thể khắc phục được.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

10. Theo bạn, việc chọn nghề cần phải xuất phát từ đâu?

a. Khả năng của mình, tương lai, triển vọng cho bản thân.

b. Tính ổn định, ý nghĩa của công việc đó.

c. Những ưu thế của nghề nghiệp.

11. Khi đi du lịch, bạn có thể định hướng dễ dàng hành trình đã đi qua không?

a. Có.

b. Không, bạn sợ đi lạc đường.

c. Có, nhưng chỉ ở nơi nào bạn thấy thích và nhớ lại được.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

12. Sau một câu chuyện nào đó, ngay lập tức bạn có thể nhớ lại tất cả những gì đã nói hay không?

a. Được, không khó khăn lắm.

b. Không thể nhớ tất cả được.

c. Chỉ nhớ điều mà bạn quan tâm.

13. Khi được nghe từ nào đó được nói bằng thứ tiếng không quen biết, bạn có thể nhắc lại chữ cái của từ đó dù không biết nghĩa hay không?

a. Được, không khó gì.

b. Được, nếu từ đó dễ nhớ.

c. Nhắc lại nhưng không hoàn toàn đúng.

14. Trong thời gian rỗi, bạn ưa thích:

a. Ngồi một mình suy nghĩ.

b. Ngồi với bạn bè.

c. Bạn không quân tâm ngồi ở đâu, trong đám bạn bè hay một mình.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

15. Làm một việc gì đó, bạn chỉ ngừng khi:

a. Công việc đã kết thúc, và bạn cảm thấy hoàn thành tốt nó.

b. Dù ít hay nhiều, bạn cũng hài lòng với công việc của mình.

c. Bạn chưa làm xong tất cả mọi việc.

16. Khi chỉ có một mình, bạn:

a. Thích suy nghĩ về những điều trừu tượng.

b. Bằng mọi giá tìm cho mình việc làm gì đó thiết thực, cụ thể.

c. Đôi khi mơ mộng về những vấn đề có liên quan đến công việc của mình.

17. Khi có ý kiến nào đó nung nấu trong đầu, bạn thường suy nghĩ về nó:

a. Bất kể ở đâu và đang cùng với ai.

b. Chỉ nghĩ về nó ở nơi đông người, ồn ào.

c. Chỉ nghĩ về nó khi bạn đang ở một mình.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

18. Khi bạn bênh vực ý kiến nào đó:

a. Bạn có thể từ bỏ nếu được nghe những ý kiến có tính thuyết phục hùng hồn từ người phản đối.

b. Giữ nguyên ý kiến của mình dù có nghe những lí lẽ gì chăng nữa.

c. Thay đổi ý kiến nếu sự chống đối quá mạnh.

Bây giờ, cùng nhau tính điểm nhé. Cách tính điểm như sau:

a: 3 điểm

b: 1 điểm

c: 2 điểm

  • Các câu hỏi 1, 6, 7, 8: xác định tính tò mò, ham hiểu biết của bạn.
  • Câu hỏi 2, 3, 4, 5: xác định tính tự tin của bạn.
  • Câu hỏi 9, 15: tính kiên trì của bạn.
  • Câu hỏi 10: tính ngạo mạn.
  • Câu hỏi 12, 13: trí nhớ nhiều.
  • Câu hỏi 14: ý muốn tự lập, tự chủ.
  • Các câu hỏi 16, 17: khả năng trừu tượng hóa.
  • Câu hỏi 18: mức độ lập trung tư tưởng.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Những khả năng đó tạo nên các thuộc tính cơ bản của tiềm năng sáng tạo. Tổng số điểm đạt được nói lên mức độ, tiềm năng sáng tạo của bạn:

- Từ 49 điểm trở lên: Bạn có tiềm năng sáng tạo đáng kể. Điều đó giúp bạn có nhiều khả năng lựa chọn công việc sáng tạo phong phú. 

- Từ 24 - 48 điểm: Bạn có tiềm năng sáng tạo bình thường. Bạn có những phẩm chất cho phép sáng tạo, nhưng cũng có những vấn đề cản trở quá trình đó. Trong mọi trường hợp, tiềm năng đó giúp bạn thể hiện bản thân (tất nhiên nếu bạn mong muốn).

- Từ 23 điểm trở xuống: Tiềm năng sáng tạo của bạn không lớn lắm. Nhưng có thể bạn đánh giá thấp bản thân cũng như năng lực của mình? Thiếu niềm tin vào khả năng sáng tạo. Hãy tránh điều đó vì như vậy sẽ giải quyết được vấn đề.

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất