Hành trình "bình tĩnh sống" của người mẹ mắc “bệnh nhà giàu”, từng chết hụt vì cố sinh con
"Trước khi lên bàn mổ, bác sĩ xác định tôi không thể sống sót trở về, dặn người nhà mua sẵn… quan tài để chuẩn bị hậu sự cho tôi. Người nhà tôi có mặt quanh khu vực phẫu thuật, có người khóc vì không được gặp mặt tôi lần cuối. Thế nhưng, 7 tiếng sau khi con chào đời, tôi tỉnh dậy…"
- Tìm thấy một người phụ nữ trong ảnh này - chỉ số IQ của bạn là trên trung bình
- Tình yêu 5 năm của cặp đồng tính nữ hot nhất xứ Đài
- Cặp đôi "Hậu duệ mặt trời" phiên bản tiểu học quá xinh khiến bạn quên luôn cả bản gốc!
- Điều ít biết về hotgirl cover ca khúc có 1 triệu người xem
- 10 nữ sinh nổi bật nhất Học viện Báo chí - Tuyên truyền
Phát hiện mắc bệnh tan máu từ năm 13 tuổi, sau 23 năm chống chọi với tử thần, mang trong mình hàng loạt biến chứng, nhưng cuộc sống của chị Nguyễn Thị Hương (1980) không vì thế mà dừng lại. Tự tay kiếm tiền chữa bệnh và nuôi sống mình từ nhỏ, từng gây dựng cơ nghiệp “hoành tráng” thu về hàng trăm triệu, miệt mài kinh doanh, với chị, động lực lớn lao nhất chính là cu Ỉn, cậu con trai quý giá hơn cả mạng sống của mình.
Suốt 23 năm chống chọi với bệnh tan máu bẩm sinh, chị Hương không cho phép mình tuyệt vọng mà dồn sức làm việc để tự nuôi mình, chữa bệnh.
Chuyện tình… xiên thịt nướng và màn đánh cược với Thần Chết để sinh conThời điểm gặp và quyết định đến với chồng hiện tại, anh Hoàng Dũng, chị Hương đang kinh doanh một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở phố Nguyễn Khang (Hà Nội) cách nhà anh không xa. Anh chàng cán bộ văn hóa phường, ban đầu chỉ thấy thích thích cô gái dễ thương hàng xóm, thi thoảng ghé qua mua hàng, trò chuyện với chị.
Rồi, bỗng dưng cô hàng xóm “mất tích” mấy ngày, anh gọi hỏi thăm mới biết, chị mắc bệnh tan máu – bệnh mà người ta hay gọi là “bệnh của nhà giàu”, phải chạy chữa suốt đời và đi cùng nó là những biến chứng khó lường. Như một người bạn, anh đến thăm chị ở viện, an ủi chị hãy kiên cường chiến đấu với bệnh. 4 hôm sau, không thấy cô hàng xóm mở cửa hàng tạp hóa, anh lại gọi thì biết chị vẫn nằm điều trị.
Chị Hương đã có cho mình một gia đình nhỏ với chồng và một con trai 10 tuổi.
Nhớ lại quãng thời gian mang thai cu Ỉn, chị Hương bảo, không hiểu mình lấy đâu ra nội lực để có thể có con, sinh con. Bây giờ, cậu bé đã học lớp 3, khỏe mạnh, lanh lợi và rất tình cảm với mẹ. Suốt hơn 8 tháng kể từ khi biết tin con đến với mình, chị điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai. Đến khi thai nhi được 7 tháng, bác sĩ gọi riêng chị vào trò chuyện, thông báo tình hình sức khỏe của chị diễn tiến quá tệ, cơ thể chị sắp “quá tải” vì mang thai. Mức hồng cầu của chị xuống chỉ còn 32 – 35, trong khi chỉ số này ở người bình thường là 120 - 150. Bác sĩ tư vấn, chị nên đình chỉ thai nghén để bảo toàn mạng sống cho mình.
Cu Ỉn - báu vật quý giá khiến chị đánh cược mạng sống của mình, khỏe mạnh lanh lợi và rất yêu mẹ.
Câu chuyện này, anh chị chưa bao giờ kể cho con nghe. Ngỡ ngàng nghe chuyện mình như chuyện cổ tích, đến đoạn mẹ tỉnh lại, thằng bé hô “Yeah” đầy hạnh phúc, rồi tròn xoe mắt hỏi mẹ: “Ơ, thế sao mẹ lại sống được ạ?”. Chị Hương chỉ cười, khe khẽ bảo: “Vì con đấy!”.
Chồng bỏ việc nhà nước, cãi lời gia đình cùng vợ lập cơ nghiệp
Khi cu Ỉn được 1 tháng tuổi, anh Dũng, chị Hương mới chính thức trở thành vợ chồng trên giấy tờ. Họ vẫn bên nhau, trước sự cản ngăn của hai bên gia đình. Và hôm nay, khi cậu bé sinh non ra đời bằng sự đánh cược mạng sống của mẹ đã 10 tuổi, anh chị vẫn chưa có cho mình một bộ ảnh cưới hay một đám cưới rình rang.
Sau một thời gian dài kiên trì nỗ lực, anh chị đã thuyết phục được hai gia đình vì tình yêu mạnh mẽ và nghị lực của mình.
Anh chị đang sống hạnh phúc trong một căn nhà thuê tuềnh toàng trên phố Nguyễn Khang.
Sau cú đó, chị không thể truyền máu nữa, chỉ có thể uống thuốc và tự chống chọi với bệnh của mình. Chị quyết định về quê, bán mảnh đất ngày xưa bố cho làm vốn, gộp thêm tiền mua thành một miếng đất rộng gần 400 m2 ở Tam Dương, Vĩnh Phúc, dồn hết tài sản ky cóp bấy lâu để xây dựng một tổ hợp nhà hàng, karaoke, quán café để kinh doanh “khi cả đời tôi chưa từng được uống một ly sinh tố nào, chưa được bước chân vào quán hát hay nhà hàng bao giờ”.
Chị Hương ngắm lại ảnh chồng mình hồi làm chủ tổ hợp nhà hàng ở Vĩnh Phúc.
Cứ tưởng, cuộc sống cứ vậy mà trôi qua yên bình, nhưng sau vài năm chị Hương mải mê với việc kinh doanh, kiếm tiền, mua xe ô tô mà “quên” mất mình đang mang trong mình căn bệnh “nhà giàu”, chị phát hiện, căn bệnh ấy đã để lại cho chị những di chứng nặng nề hơn. Lá lách đã bị cắt bỏ từ hồi 13 tuổi, khi chị phát hiện mình bị bệnh hiếm; còn giờ, chị mắc thêm biến chứng tim to, hở van tim 2 lá, gan to… khiến cơ thể suy kiệt. Gần 1 năm trước, gia đình chị đành bỏ lại cơ ngơi đang kiếm bộn tiền ở quê, khăn gói lên Hà Nội để tiện việc chữa trị.
Dù nhà nội đã chấp thuận, anh chị vẫn sống ở nhà thuê, cách nhà ông bà nội cu Ỉn vài trăm mét. 6 tháng đầu trở lại Hà Nội, vì phải điều trị gần như hằng ngày ở viện Huyết học truyền máu Trung ương, chị Hương vừa chữa bệnh, vừa làm dịch vụ cơm bình dân cho các bệnh nhân.
Hạnh phúc của người mẹ một con nghị lực, đó là được thấy con mỗi ngày và được làm việc bằng sức lao động của chính mình.
Hiện tại, thu nhập chính của anh chị là từ gian hàng thực phẩm online.
Video được xem nhiều nhất