Hà Nội đang vận dụng mọi cách để chống nạn tắc đường

Kênh 14 - 27/10/2015, 08:24

Tăng cường 200 cảnh sát cơ động, tháo dỡ lô cốt bỏ hoang, xén thảm cỏ để mở rộng đường, huy động sự góp mặt của sinh viên tình nguyện tham điều tiết giao thông giờ cao điểm... là những cách mà Hà Nội đang áp dụng với nỗ lực giảm thiểu nạn ách tắc kinh hoàng.

Những năm gần đây, tại Hà Nội, nhiều công trình đường sá đang được tiến hành song song với những lô cốt được dựng lên ngổn ngang ở khắp nơi chính là một trong nhiều nguyên nhân gây ra nạn tắc đường kinh hoàng. Vào giờ cao điểm, hầu hết các ngả đường lớn đều chật cứng người. Để đi đến được trường học, cơ quan, không ít người phải vất vả đến toát mồ hôi, nhúc nhích từng chút một. Những ngày mưa gió, tình trạng tắc đường càng kinh hoàng hơn, nhiều người thậm chí còn chôn chân cả gần nửa tiếng mà chưa vượt qua được một ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Kết quả là họ bị muộn giờ làm, trễ lịch hẹn... gây ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động cũng như đời sống cá nhân.
 
Tăng cường 200 cảnh sát cơ động, huy động sinh viên tình nguyện
 
Hiểu được điều này, TP Hà Nội gần đây đang có những giải pháp tích cực nhằm giải tỏa ách tắc. Động thái đầu tiên là tăng cường 200 cảnh sát cơ động (CSCĐ) tham gia điều tiết giao thông vào giờ cao điểm. Buổi sáng, các chiến sĩ này làm việc từ 6h30 đến 8h30 và buổi chiều từ 16h đến 19h30. Hầu hết CSCĐ được tăng cường ở các điểm ngã ba, ngã tư thường xuyên xảy ra tắc nghẽn.
 
Chị Quỳnh Chi (Xa La, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Đoạn đường Xa La trước cũng hay bị tắc hàng dài cả cây số nhưng từ hôm có cảnh sát cơ động tham gia chốt chặn, điều phố, không để người dân rẽ, đổi chiều lung tung nữa nên tình hình giao thông cải thiện hơn rất nhiều".
 
BPHO6997-bc166
Cảnh sát cơ động được tăng cường ở ngã tư Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu.
 
ABC_4563-bc166
Chiên sĩ Nguyễn Minh Đức, đội CSCĐ 15 huyện Đông Anh đang nhắc nhở chủ phương tiện đi đúng làn đường quy định.
 
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hùng (Tây Hồ, Hà Nội) tâm sự: "Hôm trước đi qua cầu Chương Dương, xe cộ đông đúc lắm nhưng nhờ có các anh cơ động ra tay điều phối nên dù phải di chuyển chậm, các phương tiện vẫn nhanh chóng thoát ra khỏi đoạn đường đó. Hồi trước tôi chỉ nhìn thấy các chiến sĩ này vào buổi tối thôi nên lúc thấy các anh đứng giải tỏa giao thông giữa ban ngày cũng hơi lạ lạ, bây giờ thì quen rồi (cười)".
 
Được biết, theo kế hoạch của TP, việc tăng cường CSCĐ bắt đầu từ 19/10/2015 đến hết ngày 28/2/2016. Ngoài ra, để phát huy tối đa khả năng, Hà Nội cũng ban hành công văn yêu cầu Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Phòng Cảnh sát trật tự bố trí 100% cán bộ, chiến sĩ tham gia kiểm soát giữ gìn trật tự công cộng. Công an các quận, huyện, thị xã chỉ đạo 100% lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an phường, đồn, trạm, thị trấn cùng bảo vệ dân phố, tự quản, thanh niên tình nguyện tham gia hướng dẫn, phân luồng tại các tuyến đường trên địa bàn.
 
ABC_4584-bc166

 

ABC_4590-bc166
Sinh viên với màu áo xanh tình nguyện tham gia điều tiết giao thông giờ cao điểm.
 
Cùng với những nỗ lực của thành phố, sinh viên tình nguyện của các trường Đại học, Cao đẳng cũng đang ra sức giúp đỡ nhân dân tham gia giao thông thuận lợi hơn. Vào các khung giờ cao điểm, hình ảnh những bạn trẻ mặc áo xanh tình nguyện đứng ở các đoạn ngã ba, ngã tư với chiếc cờ lệnh nhỏ tham gia điều phối giao thông đã trở nên khá quen thuộc trong mắt nhiều người dân.
 
Chia sẻ với chúng tôi, Minh Anh (sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội) tâm sự: "Đường Xuân Thủy rất hay tắc nên gần đây, mình tham gia vào nhóm sinh viên tình nguyện trong trường, chuyên đi giải tỏa ách tắc giao thông, giúp đỡ các chú cảnh sát hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, người dân đi lại thuận tiện hơn".
 
Tương tự, nhiều điểm ùn tắc khác gần những trường ĐH, Cao đẳng lớn đều có sự góp mặt của các đội tình nguyện. Ví dụ như các khu vực ngang qua Học viện Ngân hàng, Đại học Công nghiệp Hà Nội...
 
Xén bớt thảm cỏ để mở rộng đường
 
Để giải quyết tình trạng ùn tắc tại một số "điểm đen", Hà Nội đang tiến hành xén vỉa hè, thảm cỏ để mở rộng lối đi lại. Các tuyến đường nằm trong diện này bao gồm: Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng, đường gom Đại Lộ Thăng Long. Theo quan sát của PV, dọc các tuyến đường này, thảm cỏ 2 bên đường đều bị xén đi khá nhiều, chỉ còn lại khoảng 1m bề ngang. Nhờ việc làm này, mỗi bên đường được nới rộng thêm khoảng 3m.
 
Tuy nhiên, do mới tiến hành nên tình trạng ún ứ giao thông vẫn chưa được giải quyết ngay. Lý do là các thảm cỏ sau khi bị xén xong còn phải chờ ủi đất, làm đường thì mới có thể đi lại được. Thời gian này, các đoạn thảm cỏ bị xén thường bị lọt thỏm, sâu hơn mặt đường chính. Để đảm bảo an toàn, công nhân làm đường phải đóng nhiều cọc có lắp đèn báo sáng để chủ các phương tiện nhận biết, tránh đi vào phần đường sâu hụt, chưa thi công xong.
 
BPHO6987-bc166
Cỏ được xén trên đường Khuất Duy Tiến dài chừng 200m.

 

BPHO6990-bc166
Sau khi xén cỏ, lòng đường 2 bên sẽ được mở rộng khoảng 3m.

 

BPHO6991-bc166
Phần đường sau khi bị xén cỏ đang thấp hơn lòng đường chính. Để đảm bảo an toàn, công nhân thi công đã lắp đặt nhiều đén báo và căng dây, tránh để các phương tiện lao vào đường đang thi công dở dang.
 
BPHO6983-bc166
Hiện tại, phần mở rộng trên đường Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng vẫn đang trong giai đoạn thi công.
 
"Thảm cỏ đường Khuất Duy Tiến bị xén dài khoảng 200m. Vì đường chưa làm xong nên vẫn khá ngổn ngang. Tôi mừng lắm vì chỉ thêm ít ngày nữa đường sá chắc sẽ thông thoáng và rộng rãi hơn", ông Minh (một người làm nghề lái xe ôm trên đoạn đường này) cho biết.
 
Trong khi đó, trên đường Phạm Hùng (đoạn gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia), thảm cỏ hai bên đường đã được xén và mở rộng đường xong xuôi. Tuy nhiên, khu vực ngã tư nút giao Trung Hòa đang thi công hầm chui nên tình trạng ách tắc tại ddaonj đường mới mở rộng nêu trên vẫn thường xuyên xảy ra tắc nghẽn.
 
Dỡ lô cốt bỏ hoang để giảm ách tắc
 
Ngoài biện pháp xén cỏ, ngày 25/10,  Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội bắt đầu tháo dỡ 50m rào chắn đầu tiên tại đường Hồ Tùng Mậu. Theo kế hoạch, đoạn rào chắn trên đường Xuân Thủy cũng được thu hẹp lại 1m để mở rộng đường đi cho người dân, giảm ủn tắc giao thông.
 
ABC_4565-bc166
Lô cốt đầu tiên được thao dỡ. Vị trí tháo tại trụ P237-P239, đoạn nút giao Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng.
 
ABC_4574-bc166

Theo phản ánh của nhiều người dân, sau khi lô cốt này được dỡ bỏ, giao thông tại điểm nút ngã tư nêu trên đã giảm bớt ách tắc.

 
Trước đó, ngày 9/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chỉ đạo Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Công an TP, UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị liên quan kiểm tra hiện trường, thống nhất phương án ổ chức để giảm ùn tắc giao thông. Qua khảo sát cho thấy, đoạn đường Xuân Thủy - Cầu Giấy có tới 9 lô cốt rào chắn. Trong đó, có 4 lô cốt rào chắn không có bất cứ hoạt động thi công nào của công nhân. Cụ thể, hai lô cốt trên đường Cầu Giấy (từ bưu điện đến cầu vượt Cầu Giấy), lô cốt tại ngã tư Xuân Thủy - Nguyễn Phong Sắc (đoạn đối diện trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền) và đầu ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng. Ngoài ra, lô cốt dài gần 100 m đầu đường Hồ Tùng Mậu cũng được dựng nhiều tháng nay nhưng không hoạt động.
 
DSCF0964 copy-eb298
Đến chiều nay, ngày 26/10, TP Hà Nội tiếp tục tháo dỡ lô cốt gây ùn tắc đoạn đối diện trường Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
 
ABC_4571-bc166
Những khoảnh lòng đường vẫn còn ngổn ngang đá, chưa thu dọn kịp sau khi lô cốt trên đường Hồ Tùng Mậu được dỡ bỏ.
 
Trước tình hình đó, TP Hà Nội đã xem xét, điều tiết tần suất hoạt động của các tuyến xe buýt, giảm bớt điểm dừng đón chờ khách trên toàn tuyến đường xuống còn 2 điểm tại chợ Nhà Xanh và Bưu điện Cầu Giấy. Đồng thời, UBND cũng ra quyết định tháo bỏ các lô cốt không có công nhân làm việc trên đường hồ Tùng Mậu, thu hẹp Lô cốt ở đường Xuân Thủy để nới rộng lòng đường, giúp giảm thiểu nạn tắc đường.
 
Nguyễn Thị Thuận (Sinh viên Học viện Báo chí & tuyên Truyền) tâm sự: "Mình ở trong ngõ 68 Cầu Giấy, hôm nào đi tới trường cũng mất cả gần tiếng đồng hồ dù đoạn đường chắc chỉ hơn 1km". Theo Thuận, từ chiều nay, khi lô cốt ở đối diện cổng trường được tháo bỏ, việc di chuyển của cô cùng nhiều bạn bè khác cũng trở nên thuận lợi hơn.
 
Tương tự, Phương Thảo (sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội) nói: "Mình trọ bên đường Hồ Tùng Mậu cách trường gần 1km. Mọi khi đi đến trường cũng rất vất vả vì tắc nghẽn nhưng bây giờ đường rộng hơn nên cũng bớt mệt rồi. Nhất là đoạn ngã tư Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng bây giờ cũng bớt đông hơn rồi".

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất