Facebook và hệ lụy: Các hot Facebooker nói gì?
Các hot Facebooker đang sử dụng Facebook của mình như thế nào? Làm sao để Facebook có ích cho công việc và cuộc sống?
Hãy đến với những chia sẻ của ba Facebooker đang hot hiện nay.
Mạng xã hội như con dao hai lưỡi
Đó là ý kiến của Trần Thu Hòa (tên FB Trần Hòa, đang là ca sĩ tại TP.HCM, được coi là một hot FB). FB của chị có khoảng 85.000 lượt follow, trung bình mỗi bài chia sẻ có khoảng 1.000-2.000 like.
Chị Trần Thu Hòa sử dụng FB thường xuyên trong ngày và vào những lúc rảnh rỗi. Chị thích cập nhật thông tin một cách thường xuyên, tuy nhiên chủ yếu quan tâm đến lĩnh vực chuyên môn là ca hát, thông tin giải trí, âm nhạc, các ngôi sao.
Trần Thu Hòa. |
“Mình không quá để ý thông tin xã hội. Mình sử dụng FB như cách quảng bá bản thân là nhiều, thường xuyên cập nhật thông tin công việc và chia sẻ những việc mình làm. Yếu tố giúp FB mình khá hot là bởi giọng hát mình ổn, ngoại hình gương mặt thiện cảm và trên hết mình luôn thể hiện đúng con người thật”, chị Hòa nói.
Theo chị Hòa, hiện nay có một số người muốn câu view, không có khả năng gì nhưng để nổi tiếng đã làm những việc kỳ quái và trở thành hiện tượng trong xã hội.
không bao giờ đăng tải thông tin ảnh hưởng tới người khác mà chỉ chia sẻ những bài viết cảm động, tâm đắc, bài viết có sức tác động tốt tới người khác hoặc video những bài mình hát.
Một phong trào gần đây là được đủ số like thì sẽ làm một việc gì đó. Theo chị Hòa, nó không phải là xấu, đúng hay sai phụ thuộc vào thử thách đưa ra mang đến thông tin tích cực hay tiêu cực.
“Gần đây tôi có đăng một bài với lời kêu gọi nếu bài hát mới đó được 10.000 like thì sẽ tung bản mp3. Việc đăng bài hát này là để phục vụ mọi người nghe nên thấy không gây ảnh hưởng gì.
Nhiều người thích cái cảm giác được tung hô và được chú ý đến nên không kiểm soát được những việc họ làm. Nếu những cái like ảo đem lại lợi ích cho xã hội thì đó là điều tốt, nhưng nếu chỉ là câu like, câu view mà không có bất cứ ý nghĩa gì, tôi không ủng hộ”, chị Hòa nói.
Chị Hòa luôn ý thức được các rủi ro, cạm bẫy trên mạng xã hội, vì muốn quảng bá cho bản thân nên chị phải kiểm soát những cái không hay để FB sạch và có những thông tin tốt.
Giới trẻ hiện sử dụng FB quá lạm dụng, nhiều trong số đó coi FB là cái nơi làm trò lố, như vừa rồi là Tùng Sơn, khao khát được nổi tiếng mà làm những trò khùng nhưng những cái đó sẽ không được lâu, chỉ như một hiện tượng rồi rơi vào lãng quên.
“Các bạn trẻ hãy luôn giữ cho mình có một hình ảnh đẹp ngay trên mạng ảo, FB như con dao hai lưỡi, hãy luôn nhìn nhận một cách tích cực và không nên tập trung vào những thông tin tiêu cực”, chị Hòa nói thêm.
Đừng để người khác dắt mũi
Đó là ý kiến của Trần Lê Ngọc Thắng (tên FB Trần Lê Ngọc Thắng, nhân viên truyền thông tại VTC Mobile, FB có khoảng 32.000 lượt follow). Anh Trần Lê Ngọc Thắng sử dụng FB cho mục đích vui chơi giải trí và một phần cho công việc.
“Mình không mong muốn nổi tiếng trên FB gì cả. Đối với mình, FB đơn giản là để giải trí thôi, mọi người follow đơn giản có thể là vì mình vui tính, hay làm clip nhí nhố nên mọi người follow để tiện theo dõi.
Trên FB, mình luôn hạn chế chia sẻ những thông tin tiêu cực, những thông tin chưa được kiểm chứng, thường đăng và share những điều cảm thấy vui vẻ”, anh Thắng nói.
Trần Lê Ngọc Thắng. |
Gần đây, có rất nhiều trào lưu mang tính “kích động” với chủ yếu mục đích là để câu like, anh Thắng không ủng hộ và cho rằng hành vi đó thể hiện sự thiếu hiểu biết của cả những người thách thức và cả những người bấm like. Bản thân anh chọn cách không quan tâm đến những trào lưu đó, vì càng bàn tán thì sẽ gián tiếp giúp nó thêm nổi hơn.
“Tôi thấy người ta đang không ý thức được việc sử dụng những tương tác trên FB. Mọi người thường nghĩ nốt like, share là vô hại, nhưng chưa lường được hết hệ quả của nó.
Họ dễ dàng share những thông tin chưa được kiểm chứng dù không biết đúng hay sai, thả tim vào những ảnh mà chẳng hiểu được nguồn gốc.
Mình có đôi lần nói vấn đề này trên FB thì mọi người bảo FB cá nhân, họ thích làm gì thì làm, nên chỉ còn biết cách lờ đi những điều mà mình thấy “nhảm nhí” thôi”, anh Thắng nói.
Anh Thắng cũng thấy có phần bị phụ thuộc vào FB, vì công việc hầu như trao đổi đều qua FB. Theo anh, FB tốt hay xấu là do cá nhân của mỗi người biết chọn lọc thông tin, trau dồi và học hỏi thêm, đừng tự biến mình thành những chú lừa để người khác dắt mũi.
Nên hạn chế sử dụng Facebook
Đỗ Thanh Huyền My (tên FB Đỗ Thanh Huyền My, đang học tại Đại học Điện lực, hiện có 107.093 người follow, dùng FB được 4 năm).
Mục đích ban đầu sử dụng FB là để có thêm nhiều bạn bè và theo dõi bạn bè của mình họ làm những gì. Hiện chị dùng FB phục vụ cho bán hàng và mua sắm qua mạng.
Đỗ Thanh Huyền My. |
“Chắc là do nghề nghiệp của mình là làm mẫu cho một số nơi nên mới thu hút lượng follow lớn. Thỉnh thoảng mình hay đi du lịch ăn uống và chia sẻ nên mọi người vào tham khảo.
Như ngày xưa, lúc còn trẻ mới biết dùng FB thì chỉ nghĩ đơn giản nó là nơi mình thích nói gì thì nói, thích làm gì thì làm và thích đăng gì thì đăng.
“Một cách tốt nhất là nên hạn chế sử dụng FB vì nó có tính chất gây nghiện. Tôi nghĩ những ai 'trót nghiện' nên tự rèn luyện bản thân và làm những việc có ích cho bản thân mình ở bên ngoài thực tế.
Như vậy, sẽ không có nhiều thời gian rảnh để online FB giết thời gian”.
Nhưng bây giờ hiểu hơn về mọi thứ, nên mỗi lần định đăng gì lên cũng đều suy nghĩ trước. Mình cũng luôn hạn chế đăng và nói những thứ sẽ làm xấu hình ảnh của mình trong mắt mọi người”, chị My nói.
Chị My không ủng hộ các trào lưu mang tính “kích động” chủ yếu với mục đích là để câu like.
Với chị, nó như một kiểu thể hiện bản thân nhưng lại theo chiều hướng tiêu cực và không hề đem lại được kết quả gì có ích cho bản thân.
Like được tăng lên, lượng follow cũng tăng nhưng sẽ chỉ được một thời gian, rồi khi mà sự việc qua đi, không còn ai nhớ đến nữa; lượng like hay follow đó cũng không còn ý nghĩa gì và còn để lại tiếng xấu về mình đối với mọi người.
Theo chị My, hiện rất nhiều người còn thiếu hiểu biết khi sử dụng FB. Họ không xác định được mục đích dùng để làm gì và dùng như thế nào cho đúng.
Vì vậy, họ không ý thức được việc bản thân mình làm. Dành thời gian cho FB rất nhiều nhưng lại không làm được điều gì bổ ích từ nó.
“Một cách tốt nhất là nên hạn chế sử dụng FB vì nó có tính chất gây nghiện. Tôi nghĩ những ai 'trót nghiện' nên tự rèn luyện bản thân và làm những việc có ích cho bản thân mình ở bên ngoài thực tế. Như vậy, sẽ không có nhiều thời gian rảnh để online FB giết thời gian”, chị My nói.
Video được xem nhiều nhất