Đo độ tinh mắt với ảo giác Thatcher khiến ai xem cũng bị lừa
99% bạn sẽ thấy bức ảnh sau đây không có gì bất thường.
Thử tài tinh mắt của bạn một chút nào. Hãy nhìn vào bức hình dưới đây và trả lời xem bạn có thấy điều gì bất thường không, tất nhiên là ngoại trừ việc bức ảnh đang bị lật ngược?
Có cái gì đó sai sai... thì phải nhỉ?
Hãy suy nghĩ chừng 10s nhé!
Câu trả lời của bạn là gì? Nếu bạn thấy không có điều gì khác thường ở bức ảnh này thì bạn... chính là một người bình thường. Còn câu trả lời cho bạn sẽ có trong bức hình dưới đây.
Ngạc nhiên chưa...
Vì sao lại có hiện tượng này nhỉ?
"Ảo giác Thatcher" là một ảo ảnh thị giác được Peter Thompson - một nhà khoa học nhận thức người Anh - phát hiện vào năm 1980. Bức hình đầu tiên ông tạo nên ảo giác này là hình chụp của Margaret Thatcher - thủ tướng Anh thời bấy giờ.
Thực chất, nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa có lời giải chính thức. Chúng ta mới chỉ biết rằng, não bộ có cơ chế nhận mặt người rất nhạy, và khu vực chịu trách nhiệm cho điều này là vỏ não trước trán - nơi phân tích các thông tin nhận diện mắt và miệng. Ngoài ra, vỏ não chẩm bên - nơi phân tích các thông tin bị đảo lộn - cũng có thể tham gia vào quá trình này.
Một trong những giả thuyết được đặt ra ở hiện tượng này là do thói quen của não bộ. Các khoa học gia tin, cách não bộ nhận diện gương mặt là nhờ vào thông tin có sẵn - như khoảng cách giữa mũi và miệng, hoặc khoảng cách giữa hai mắt. Tuy nhiên khi khuôn mặt bị úp ngược, não bộ sẽ không phân tích được nữa, đơn giản là vì bình thường mặt chúng ta không quay ngược như thế.
Chính vì vậy, não bộ sẽ có xu hướng xử lý thông tin rất vắn tắt và đưa ra nhiều dự đoán, trong đó có việc biến khuôn mặt bất thường trở thành bình thường như ảo giác Thatcher.
Một số nhà khoa học lại có cách giải thích khác: não bộ định hình những gì ta nhìn thấy. Khi nhìn vào một vật, não sẽ có xu hướng dự đoán và định hướng những gì mắt chúng ta "nên" thấy, dựa trên các thông tin như vị trí ta đứng, vị trí vật, chi tiết của vật.
Do não bộ luôn định hình mắt và môi phải được đặt đúng chiều nên ta thấy những bức hình này kỳ lạ thế. Tuy nhiên khi lật ngược khuôn mặt, những định hướng sẵn có từ não bộ sẽ khiến khuôn mặt trở nên ít kỳ dị hơn.
Fun fact về hiệu ứng Thatcher: - Tinh tinh cũng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này. Trong một thí nghiệm, những cá thể tinh tinh chỉ trở nên rất phấn khích khi thấy bức ảnh đồng loại trở nên kỳ dị vì mắt và môi bị đảo ngược. - Những người mắc hội chứng prosopagnosia sẽ không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Thatcher. Prosopagnosia là hội chứng rối loạn, khiến não bộ xử lý thông tin về gương mặt kém hơn. |
Nguồn: The Scientists, BBC
Video được xem nhiều nhất