Đau bụng kinh có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh?

Kênh 14 - 02/12/2019, 10:44

Đau bụng kinh là vấn đề thường gặp ở chị em phụ nữ. Những ngày đến kinh nguyệt, bụng dưới co bóp, những cơn đau khiến chị em cảm thấy không sống nổi. Vậy, đau bụng kinh có dẫn đến vô sinh hay không?

Đau bụng kinh và vô sinh

Có khoảng 90% nguyên nhân gây nên triệu chứng đau bụng kinh là do hiện tượng sinh lý của cơ thế, không gây nên vô sinh.

Tuy nhiên, cũng có một số người bị đau bụng kinh do mắc phải một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, adenomyosis, bệnh viêm khoang chậu…) Những bệnh phụ khoa này gây ảnh hưởng đến buồng trứng, chức năng của tử cung, thay đổi môi trường vùng khoang chậu, từ đó ảnh hưởng đến việc thụ thai, dẫn đến vô sinh.

 - Ảnh 1.

 

Tình trạng đau bụng kinh là do khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên, chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, để đẩy máu và mô ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại.

Các cơn co thắt này được kích hoạt bởi một hormone được cơ thể sản sinh ra gọi là prostaglandin, có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giãn cơ và co thắt. Đây là thủ phạm chính gây đau vùng chậu trong những ngày đèn đỏ. Lượng prostaglandin càng cao thì cơn đau càng nghiêm trọng.

Đau bụng kinh nên làm những kiểm tra nào?

Đối với những chị em có biểu hiện đau bụng kinh không quá nghiêm trọng, hoặc những người chưa lập gia đình, không cần thực hiện quá nhiều lần kiểm tra. Nếu đến kỳ kinh nguyệt bụng đau quá mức hoặc những người đã lâu mà không thụ thai được thì nên thực hiện những kiểm tra dưới đây để tìm hiểu nguyên do và điều trị kịp thời.

Khám phụ khoa: Đau bụng kinh tiên phát sẽ thường không phát hiện gì, nhưng đau bụng kinh thứ phát có lẽ sẽ khám ra những bệnh liên quan đến viêm nang, ấn lên thấy đau hoặc trong khoang chậu xuất hiện những cục u gây đau hoặc tử cung có dấu hiệu mở rộng, ấn lên có cảm giác đau…

Triệu chứng: Đau bụng kinh nguyên phát thường đau nhất vào ngày đầu tiên thấy kinh, kéo dài khoảng 2-3 ngày sau sẽ đỡ dần. Nhưng đau bụng kinh thứ phát sẽ gây đau thời gian dài và càng ngày càng nặng, lần sau đau hơn lần trước, kinh nguyệt càng ngày càng nhiều, thậm chí khi hết kỳ kinh nguyệt còn xuất hiện triệu chứng đau vùng chậu mãn tính.

Siêu âm: Siêu âm B phụ khoa là biện pháp phổ biến nhất. Qua việc siêu âm có thể kiểm tra tử cung và hai bên xương chậu để tiến hành loại trừ và chẩn đoán một số bệnh phụ khoa.

 - Ảnh 3.

 

Xét nghiệm máu: ví dụ như bệnh lạc nội mạc tử cung. Đau bụng kinh do bệnh adenomyosis có thể bị tăng huyết thanh CA125, bệnh nhân bị viêm vùng chậu có thể xuất hiện triệu chứng bạch cầu tăng cao.

Nguồn: QQ

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất