Cuộc sống du học không dễ dàng của bạn trẻ Việt

Ione - 01/10/2015, 14:17

Khí hậu quá lạnh, người dân vốn khép kín, chi phí đắt đỏ nằm trong số những khó khăn mà các du học sinh gặp phải.

Trần Trọng Kiên, sinh ngày 12/07/1993, từng là sinh viên khoa Quản trị doanh nghiệp (tiếng Anh) tại Đại học Bách khoa Wroclaw (Ba Lan) Kiên cho biết những du học sinh mới sang hầu hết đều gặp khó khăn về các giấy tờ, thủ tục như đăng ký hộ khẩu thường trú, lấy mã số cá nhân (như mã số chứng minh thư của Việt Nam, không bắt buộc với người nước ngoài nhưng cuộc sống sẽ dễ thở hơn rất nhiều khi có nó), đăng ký bảo hiểm sức khỏe, mở tài khoản ngân hàng, thậm chí những việc nhỏ như mua vé tháng xe buýt... Sẽ không hề dễ dàng cho những ai mới đến và tự thân vận động, chưa kể đến cách biệt về ngôn ngữ, khi ở cơ quan hành chính hay bệnh viện công ở Ba Lan có rất ít người nói tiếng Anh. Kiên may mắn có người nhà ở Ba Lan, vì thế cậu nhận được sự giúp đỡ ngay từ đầu về chuyện thủ tục hành chính. Còn các sinh viên Việt Nam khác khi đến Ba Lan thường được giúp đỡ bởi hội sinh viên Việt Nam tại thành phố, họ rất nhiệt tình thân thiện và chắc chắn sẽ giúp bạn đâu ra đấy. Ngoài ra, khó khăn lớn nhất đối với Kiên và với tất cả những ai học đại học ở Ba Lan chắc chắn sẽ là các thủ tục khi đi học. Tất cả các giấy tờ cần phải nộp ở Sở giáo dục của thành phố và thường họ sẽ yêu cầu thêm gì đó chứ không bao giờ đồng ý cho qua ngay.

Trần Trọng Kiên (sinh năm 1993), từng là sinh viên khoa Quản trị doanh nghiệp tại Đại học Bách khoa Wroclaw (Ba Lan).  Kiên cho biết những du học sinh mới sang hầu hết đều gặp khó khăn về các giấy tờ, thủ tục như đăng ký hộ khẩu thường trú, lấy mã số cá nhân (như mã số chứng minh thư của Việt Nam, không bắt buộc với người nước ngoài nhưng cuộc sống sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều khi có nó), đăng ký bảo hiểm sức khỏe, mở tài khoản ngân hàng, thậm chí những việc nhỏ như mua vé tháng xe buýt...

"Sẽ không hề dễ dàng cho những ai mới đến và tự thân vận động, chưa kể đến cách biệt về ngôn ngữ, khi ở cơ quan hành chính hay bệnh viện công ở Ba Lan có rất ít người nói tiếng Anh. Khó khăn lớn nhất đối với mình và với tất cả những ai học đại học ở Ba Lan chắc chắn sẽ là các thủ tục khi đi học. Tất cả các giấy tờ cần phải nộp ở Sở giáo dục của thành phố và thường họ sẽ yêu cầu thêm gì đó chứ không bao giờ đồng ý cho qua ngay", Kiên chia sẻ.

Linh Lưu: Du học sinh Việt tại Úc  Ở Úc khi muốn đi du lịch ngoại ô thì phương tiện đi lại khá quan trong. Có thể nói không có xe cộ riêng thì cuộc sống du học khá bất tiện và phụ thuộc. Ngoài ra thì còn khó khăn cạnh tranh với ngừoi bản địa khi đi làm. Dù có khả năng thì trên mặt giấy tờ thì các colng ty vẫn ưa dùng ng bản địa hơn. Kiểu trung bình một bữa ăn bình thường tầm 15$, mua sắm thuế đắt đỏ hơn so với nước khác.

Linh Lưu (sinh năm 1993) là du học sinh Việt tại khoa Truyền thông, trường Đại học RMIT, Australia: "Ở Australia, khi muốn đi du lịch ngoại ô thì phương tiện đi lại khá quan trọng. Nếu không có xe cộ riêng thì cuộc sống du học khá bất tiện và phụ thuộc. Ngoài ra, còn khó khăn cạnh tranh với người bản địa khi đi làm. Dù bạn có khả năng thì trên mặt giấy tờ, các công ty vẫn ưa dùng người bản địa hơn. Trung bình một bữa ăn ở đây tầm 15 đô la, mua sắm thuế đắt đỏ hơn so với nước khác".

Có nhiều bạn học rất giỏi tiếng Pháp ở Việt Nam nhưng lúc mới qua cũng gặp không ít khó khăn để hoà nhập và giao tiếp tự tin với người bản xứ. Ở Việt Nam thường chú trọng dạy ngữ pháp, ít giờ học nghe nói. Hơn nữa, khi giao tiếp ngôn ngữ của người Pháp lại không giống hoàn toàn với những gì chúng mình đã được học , họ sử dụng tiếng lóng và từ ngữ riêng cho từng lớp đối tượng. Hơn nữa các bài học ở trường có rất nhiều từ chuyên ngành, đòi hỏi số lượng lớn vốn từ mới. 2) Sự hoà nhập với môi trường mới Các bạn phải thích nghi và tập làm quen với nhiều sự thay đổi như văn hoá sống, thói quen sinh hoạt, phương pháp học và dạy... Cùng với đó là sự thiếu thốn tình cảm của người thân , bạn bè khi sống xa gia đình và phải chịu nhiều sức ép về học tập, cuộc sống... khiến nhiều bạn có thể bị shock nếu không được chuẩn bị kỹ càng về tâm lý. Nhiều bạn đã bỏ cuộc và về nước vì không chịu nổi áp lực.  3) Chi phí học tập, sinh hoạt  Nếu bạn được nhận học bổng thì có thể được lo phần nào về chi phí du học, nhưng với các bạn du học tự túc thì phải tự trang trải học phí và chi phí sinh hoạt . Thường là ở thủ đô thì chi phí cũng cao hơn những thành phố khác.

Đặng Phương Anh 23 tuổi đang học cử nhân ngành Truyền thông thương mại ở Paris, Pháp. Phương Anh đã học tập tại Pháp được 5 năm. Cô nàng chia sẻ: "Có nhiều bạn học rất giỏi tiếng Pháp ở Việt Nam nhưng lúc mới qua cũng gặp không ít khó khăn để hoà nhập và giao tiếp tự tin với người bản xứ. Ở Việt Nam thường chú trọng dạy ngữ pháp, ít giờ học nghe nói. Hơn nữa, khi giao tiếp ngôn ngữ của người Pháp lại không giống hoàn toàn với những gì chúng mình đã được học, họ sử dụng tiếng lóng và từ ngữ riêng cho từng lớp đối tượng. Các bài học ở trường có rất nhiều từ chuyên ngành, đòi hỏi số lượng lớn vốn từ mới".

Đức du học sinh Việt tại Nga: Khó khăn gặp phải khi đi học xa nha là phải tự lập lo cho bản thân tất cả mọi việc, xa gia đình thiếu thốn tình cảm của bố mẹ và người thân.   Sự cố gặp phải khi bất đồng ngôn ngữ, khi đi học thời gian đầu bất đồng ngôn ngữ làm ta gặp phải những sự cố như cô giáo nói một kiểu mình hiểu làm một kiểu. Đi mua đồ thì muốn mua muốn mua cái này nhưng người bán lại hiểu mua cái khác. Nói chuyện với bạn bè bản xứ nhiều lúc không hiểu hỏi gì& Do có rào cản ngôn ngữ nên tình bạn giữa du học sinh và người bản địa khó có thể thân thiết vì không nói chuyện và chia sẽ với nhau được nhiều điều và cũng do có sự khác biệt về cách suy nghĩ. Do sự mất giá đồng rúp nên giá cả mọi thứ sinh hoạt.

Minh Đức du học sinh chuyên ngành Luật tại Nga cho biết khó khăn gặp phải khi đi học xa nha là phải tự lập lo cho bản thân tất cả mọi việc, xa gia đình thiếu thốn tình cảm của bố mẹ và người thân. Du học sinh có thể gặp phải những sự cố bất đồng ngôn ngữ như cô giáo nói một kiểu mình hiểu làm một kiểu. Đi mua đồ thì muốn mua muốn mua cái này nhưng người bán lại hiểu mua cái khác. Nói chuyện với bạn bè bản xứ nhiều lúc không hiểu hỏi gì.

Do có rào cản ngôn ngữ nên tình bạn giữa du học sinh và người bản địa khó có thể thân thiết vì không nói chuyện và chia sẻ với nhau được nhiều điều và cũng do có sự khác biệt về cách suy nghĩ.

Quách Phương Giang sinh năm 1987 đang theo học lấy bằng tiến sĩ ngành Quản trị du lịch tại Đại học Lapland, thành phố Rovaniemi, Phần Lan. Người Phần vốn kiệm lời, hướng nội, không có thói quen bắt chuyện trước, hay nhờ vả, làm phiền người khác. Thêm không khí ảm đạm của mùa đông với cuộc sống khá khép kín của người Phần Lan càng làm cho những du học sinh như mình cảm thấy buồn. Do chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu lục địa nên thời tiết ở Phần Lan khá lạnh. Tuy có 4 mùa rõ rệt nhưng mùa đông thường kéo dài, mùa hè cũng thương mưa lạnh ẩm ướt. Ở thành phố Rovaniemi nơi mình ở vốn cận Bắc Cực và ôn đới nên khí hậu đặc trưng bởi sự tương phản mạnh mẽ của mùa tối (mùa lạnh) và mùa sáng (mùa ấm áp). Tuyết thường kéo dài 7 tháng (từ thảng 10 đến thàng 4) với nhiệt độ lạnh nhất tầm -40 độ. Bước ra đường cảm giác bị tê cóng nhưng may mắn không có gió buốt nên cũng vẫn có thể đi bộ. Tuy nhiên, mùa đông chưa hẳn là mùa dễ bệnh nhất. Ở lâu mới thấm cảm giác ẩm ướt của mùa xuân khi cây cối đâm chồi nảy lộc. Ai nhạy cảm với thời tiết sẽ dễ dàng bị cúm hoặc dị ứng phấn hoa.

Quách Phương Giang sinh năm 1987 đang theo học lấy bằng tiến sĩ ngành Quản trị du lịch tại Đại học Lapland, thành phố Rovaniemi, Phần Lan chia sẻ: "Người Phần vốn kiệm lời, hướng nội, không có thói quen bắt chuyện trước hay nhờ vả, làm phiền người khác. Không khí ảm đạm của mùa đông với cuộc sống khá khép kín của người Phần Lan càng làm cho những du học sinh như mình cảm thấy buồn. Do chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu lục địa nên thời tiết ở Phần Lan khá lạnh. Tuy có 4 mùa rõ rệt nhưng mùa đông thường kéo dài, mùa hè cũng mưa lạnh ẩm ướt".

"Thành phố Rovaniemi nơi mình ở vốn cận Bắc Cực và ôn đới nên khí hậu đặc trưng bởi sự tương phản mạnh mẽ. Tuyết thường kéo dài 7 tháng (từ tháng 10 đến tháng 4) với nhiệt độ lạnh nhất tầm -40 độ. Bước ra đường cảm giác bị tê cóng nhưng may mắn không có gió buốt nên cũng vẫn có thể đi bộ. Tuy nhiên, mùa đông chưa hẳn là mùa dễ bệnh nhất. Ở lâu mới thấm cảm giác ẩm ướt của mùa xuân khi cây cối đâm chồi nảy lộc. Ai nhạy cảm với thời tiết sẽ dễ dàng bị cúm hoặc dị ứng phấn hoa".

Tài chính cũng là một vấn đề đối với du học sinh. Ngoài các bạn có học bổng thì các bạn khác phải trả một khoản tiền khoảng hơn 40000 SGD sau khi đã được chính phủ tài trợ. Khoảng tiền này sẽ được ngân hàng nội địa singapore cho vay phần lớn, phần tiền còn lại sẽ phải trả trực tiếp bởi học sinh. Sinh viên năm nhất khóa vào 2015 thì phải đóng trực tiếp mỗi năm khoảng hơn 4000 SGD, cộng với chi phí ăn ở khoảng 5000 SGD một năm. Với những bạn gia đình khá giả thì không nhiều nhưng nếu gia đình chỉ ở mức trung bình thì các bạn phải đi làm thêm để phụ giúp gia đình. Công việc đi làm khá là mệt và có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập nếu học sinh không quản lí thời gian biểu một cách hiệu quả. Tuy nhiên việc đi làm thêm cũng có mặt tốt, học sinh sẽ được trang bị hành trang để sau này bước vào giai đoạn xin việc, đi làm ít bỡ ngỡ hơn.

Nguyễn Minh Hiền đã du học tại Singapore 4 năm và vừa tốt nghiệp ngành Computer Science trường Nanyang Technological University: "Tài chính cũng là một vấn đề đối với du học sinh. Ngoài các bạn có học bổng thì các bạn khác phải trả một khoản tiền khoảng hơn 40.000 SGD (640 triệu đồng) sau khi đã được chính phủ tài trợ. Sinh viên năm nhất khóa vào 2015 thì phải đóng trực tiếp mỗi năm khoảng hơn 4.000 SGD (64 triệu đồng) , cộng với chi phí ăn ở khoảng 5.000 SGD (80 triệu đồng) một năm. Với những bạn gia đình khá giả thì không nhiều nhưng nếu gia đình chỉ ở mức trung bình thì các bạn phải đi làm thêm để phụ giúp gia đình".

"Công việc đi làm khá là mệt và có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập nếu học sinh không quản lý thời gian biểu một cách hiệu quả".

   

GMC Giang

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất