Bằng cách làm hiệu ứng chậm lại, các chuyên gia Mỹ đã cố gắng giữ lấy màu thực sự của quả chuối mà bạn nhìn thấy.
Đầu tiên, các bạn hãy cùng tập trung nhìn vào bức hình quả chuối dưới đây và nói xem bạn nhìn thấy màu gì nhé!
Nhiều người cho rằng, họ nhìn thấy màu xanh lá cây, người khác nhìn thấy màu đỏ, có người lại cho rằng quả chuối chính xác có màu ghi và không ít người quả quyết chúng không có màu gì cụ thể.
Theo các nhà khoa học, sở dĩ mỗi người lại đưa ra một đáp án riêng về màu sắc khi nhìn chằm chằm vào quả chuối đó là bởi bộ não của bạn đang bị "đánh lừa" từ chính những sự nhấp nháy của bức hình.
Những vòng cung màu (có tên gọi là Fechner) hiện lên ở những khu vực khác nhau trên bề mặt vật thể. Tốc độ nhấp nháy hình càng nhanh, hiệu ứng màu sắc càng thấy rõ.
Trong những bức hình ảo ảnh mới, các chuyên gia Mỹ đã khéo léo điều chỉnh kỹ thuật để phần kết quả màu sắc kéo dài hơn.
Tiến sĩ Mazviita Chirimuuta - người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Với hiệu ứng Fechner hay con quay Benham, màu sắc luôn có vẻ thoáng qua, biến chuyển một cách nhanh chóng khiến người xem đôi khi cảm thấy nhức mắt. Tuy nhiên, với sản phẩm mới này, tôi đã sử dụng cấu trúc nhịp điệu cụ thể để cố gắng giữ lấy màu mà bạn nhìn thấy".
Từ lâu, các nhà khoa học đã có những giải thích về cơ chế nhìn của mắt khi nhiều người có sự tranh cãi về màu sắc trước một vật thể. Ví dụ nổi trội nhất chính là màu sắc thực sự của chiếc váy xanh đen - vàng trắng, hay ảo giác vòng tròn "thần thánh"...
Tuy vận, bạn cần biết là, võng mạc trong mắt người bao gồm 2 loại cơ quan cảm thụ nhạy cảm với ánh sáng là tế bào hình nón và tế bào hình que.
Trong đó, 3 loại tế bào nón chịu trách nhiệm phân biệt các màu sắc tươi sáng còn tế bào que đảm nhận việc phân biệt các sắc thái màu tối như đen và xám.
Khi ánh sáng chiếu từ vật tới mắt, các tế bào trên gửi thông tin tới não bộ. Tại đây, hệ thần kinh sẽ “pha trộn” tín hiệu để ra được màu sắc cuối cùng ta nhìn thấy. Màu sắc khác nhau bạn nhìn thấy ở quả chuối "thần thánh" này là kết quả của những thay đổi xuất hiện ở võng mạc và các phần khác của hệ thống thị giác.
Vùng sáng, tối ở bức hình cũng sẽ gây ra một dạng thay đổi trong hệ thần kinh, tạo ra những màu sắc khác nhau mà chủ thể nhìn thấy.
Bên cạnh đó, ánh sáng nơi bạn đang đứng cũng quyết định màu sắc bạn nhìn thấy. Nếu đứng dưới ánh sáng màu xanh, bạn dường như chỉ nhìn thấy màu xám, bạc... Trong khi nếu vùng ánh sáng đỏ đang bao phủ quanh bạn, tất cả các màu sắc sẽ cùng xuất hiện.
Nguồn: Dailymail
Gửi bình luận, thích và chia sẻ trên
Gửi bình luận, thích và chia sẻ trên
Video được xem nhiều nhất
Bình luận