8 nguyên tắc cần nhớ để mụn mau lành và tránh sẹo thâm

Kênh 14 - 07/05/2016, 08:00

Những việc nên và không nên làm khi mụn giúp bạn hạn chế tôi đa nguy cơ viêm nhiễm, hay để lại thâm mụn xấu xí.

Điều "kinh khủng" hơn cả mụn là việc mặt chi chít sẹo thâm sau mụn. Không như vết mụn sưng đỏ có thể xẹp sau 1-2 tuần, bận cần vài tháng cho tới nửa năm để thâm mụn mờ đi. Thay vì tốn thời gian và công sức trị thâm mụn, hãy tuân thử các nguyên tắc sau để tránh tối đa việc tổn thương nốt mụn, giúp mụn mau lành và không để lại sẹo thâm bạn nhé!

Bạn không nên…

 - Ảnh 1.

 

Nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi bị mụn là không làm nhiễm trùng vết mụn, khiến mụn lâu lành và dễ để lại sẹo rỗ, vết thâm hơn. Do đó, đừng để da tiếp xúc với các vật dụng bẩn như điện thoại, gối bẩn và đặc biệt là bàn tay của bạn – nơi được chứng mình là có nhiều vi khuẩn ngang ngửa… nhà vệ sinh! Bạn nên rửa tay sạch với xà bông thường xuyên, hạn chế tối đa việc sờ hay gãi lên da.


 - Ảnh 2.

 

Tự ý nặn mụn làv iệc tồi tệ nhất mà bạn có thể làm với da của mình. Ngoài việc khiến da tổn thương sâu và để lại sẹo rỗ, thâm mụn dai dẳng, dịch và vi khuẩn trong mụn khi vỡ ra sẽ lan khắp mặt, chui vào lỗ chân lông và gây mụn trên diện rộng. Trừ một số trường hợp mụn đã chín và có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tùy ý nặn mụn nhé!

Tham khảo thêm: Dấu hiệu mụn có thể nặn và cách nặn mụn an toàn.


 - Ảnh 4.

 

Cũng giống như các vết thương ngoài da khác, với tình trạng mụn nặng, nếu muốn hạn chế sẹo và thâm về sau, bạn nên kiêng các món như thịt bò, gà, trứng, nếp, rau muống. Những thực phẩm này dù rất bổ dưỡng và giàu protein nhưng nó lại cản trở quá trình lành của các vết thương, tăng nguy cơ sẹo lõm.


 - Ảnh 6.

 

Với tâm lý da mụn thì phải giữ sạch, sát khuẩn, nhiều người thường mắc phải lỗi khi chọn sữa rửa mặt. Sữa rửa mặt cho da mụn không nên quá mạnh, trái lại, chúng càng dịu nhẹ càng tốt để tránh kích ứng, làm tổn thương sâu, khô da… gây nên tình trạng thâm mụn về sau. Nếu sau khi rửa mặt, bạn có cảm giác khô căng hoặc rít, đừng vội mừng vì cho rằng da đã "sạch". Hãy đổi sang loại sữa rửa mặt dịu nhẹ hơn bạn nhé!

Bạn nên…

 - Ảnh 8.

 

Đừng chủ quan với mụn ẩn li ti hay mụn nhỏ, chưa thấy đỏ tấy. Bản chất của mụn là sự viêm nhiễm ở sâu trong lỗ chân lông, nên nếu bạn càng để mụn tồn tại trên mặt lâu, viêm nhiễm càng sâu và nặng, dẫn đến tình trạng mụn thâm cực dai dẳng. Khi mụn có dấu hiệu mọc, dù là chưa đỏ tấy, hãy can thiệp bằng cách giữ mặt sạch sẽ, ăn đồ mát và thuốc trị mụn thích hợp bạn nhé!


 - Ảnh 9.

 

Lô hội là một chất sát khuẩn và làm dịu da cực tốt, không chỉ giúp lành mụn mà còn hạn chế việc thâm, sẹo sau này. Bạn có thể pha một phần gel lô hội với một phần nước làm xịt khoáng cho da, hoặc đắp mặt nạ lô hội 1-2 lần/ tuần.


 - Ảnh 11.

 

Nghe thì có vẻ là một lời khuyên dư thừa, nhưng tăng lượng nước uống thường ngày thêm 200-400ml (khoảng 1-2 cốc) sẽ giúp thanh lọc cơ thể, làm dịu da, cung cấp lại độ ẩm bị mất do thuốc trị mụn và bảo vệ da khỏi thâm mụn cực tốt. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể thay bằng các loại nước mát tốt cho da như rau má, bột sắn, đậu xanh…


 - Ảnh 13.

 

Hàng ngày bạn đều cần chống nắng, nhưng khi bị mụn, việc này lại càng cần cẩn thận hơn. Da khi mụn rất yếu và dễ bị thương tổ bởi ánh sáng mặt trời. Nếu chịu quá nhiều tổn thương vào giai đoạn này, thâm mụn là điều khó tránh khỏi. Để bảo vệ da tốt nhất, hãy học cách chọn và sử dụng kem chống nắng đúng cách ở đây bạn nhé!

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất