7 lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

04/10/2023, 02:02

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV rất quan trọng nhưng thường bị nhiều ứng viên bỏ qua.

Với nhà tuyển dụng, đánh giá mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp họ nhìn thấy được sự phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng đồng thời cũng đánh giá được tầm nhìn và khát vọng nghề nghiệp ở người nộp đơn.  

Để có được mục tiêu nghề nghiệp thu hút khi tạo CV online xin việc, hãy tránh 7 lỗi thường gặp sau đây.

Mục tiêu nghề nghiệp chung chung, không rõ ràng

Mục tiêu nghề nghiệp cho thấy rất rõ sự phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển. Có thể nói, nó chính là thước đo để nhà tuyển dụng thấy được đam mê, định hướng, động lực mà ứng viên theo đuổi công việc. Thế nhưng, có nhiều ứng viên lại viết mục tiêu chung chung, không rõ ràng.

Ví dụ định hướng là “Làm tốt nhất các công việc được giao”, “Nỗ lực trau dồi kinh nghiệm, “Cố gắng đóng góp cho sự phát triển doanh nghiệp”, … Những cách viết này chỉ khiến nhà tuyển dụng thấy bạn là người không có định hướng tương lai cụ thể. Và dĩ nhiên, dù học vấn, kinh nghiệm tốt, nhưng cơ hội để bạn vào vòng phỏng vấn là khá mong manh.

Không có các “keyword”

Keyword chính là những từ khóa quan trọng trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Ví dụ, bạn ứng tuyển vị trí Sale. Mục tiêu của bạn có thể trở thành một Chuyên viên Sales hoặc là một trưởng phòng Sale. Mục tiêu rõ ràng với các từ mô tả chức danh công việc mà bạn hướng đến sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được khát vọng và mong muốn cống hiến của bạn. 

Chỉ hướng đến khát vọng bản thân mà không hướng đến lợi ích doanh nghiệp

Đây là sai lầm mà rất nhiều ứng viên gặp phải khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Mỗi người đều có thể có những mơ ước khác nhau và công việc đang ứng tuyển có thể chỉ là một bước đệm của bạn. Nhưng nếu mục tiêu của bạn chỉ tập trung vào chính bạn, không phục vụ lợi ích của công ty thì nhà tuyển dụng cũng sẽ không đánh giá cao bạn.

Do đó, hãy chú ý đến lỗi này và đừng để nó xuất hiện trong CV của bạn. Mục tiêu nghề nghiệp cần phù hợp với yêu cầu công việc mà bạn đang ứng tuyển. Có như vậy, bạn mới là một ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng.

Không mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cụ thể

Một ứng viên xuất sắc cần phải có các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cụ thể. Ví dụ, mục tiêu ngắn hạn của bạn là học những khóa nghiệp vụ ngắn hạn để phục vụ công việc. Còn mục tiêu dài hạn là nỗ lực để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công việc của bạn. Những mục tiêu cụ thể với các mốc thời gian được ấn định cho thấy bạn là một người có sự sắp xếp cho tương lai của mình. Và nhà tuyển dụng cũng đang mong chờ điều này ở các ứng viên của mình.

 

Viết quá dài

Mục tiêu nghề nghiệp chỉ là một trong rất nhiều nội dung của CV xin việc. Nếu viết quá dài, bạn sẽ không còn không gian cho các nội dung quan trọng khác. Do đó, phần này cần được viết ngắn gọn, súc tích. Theo kinh nghiệm, thì bạn không nên viết quá 5 dòng. Viết dài cũng sẽ khiến nội dung rời rạc, xa trọng tâm. Thậm chí nếu lướt qua CV thấy phần mục tiêu quá dài, nhà tuyển dụng có thể “bơ” luôn hồ sơ của bạn.

Có quá nhiều mục tiêu được liệt kê

Bạn có nhiều tham vọng nghề nghiệp và muốn thực hiện hết tất thảy? Điều này không sai nhưng sẽ không phù hợp nếu bạn liệt kê tất cả vào trong CV xin việc của mình.

Mục tiêu tương lai cũng đồng thời là khát vọng mà bạn muốn vươn đến trong hành trình sự nghiệp của mình. Nhưng ở vị trí nhà tuyển dụng, họ sẽ chỉ nhìn thấy một ứng viên không có định hướng rõ ràng. Họ thấy bạn tham lam và nghi ngờ khả năng gắn bó của bạn với công ty. Bạn có thể nhảy việc liên tục vì bạn có quá nhiều mục tiêu cần đạt được. Chính vì vậy, hãy hạn chế và chỉ nêu mục tiêu nào thật cụ thể, rõ ràng, chính xác.

Mục tiêu không phù hợp với năng lực bản thân

Lỗi cuối cùng mà nhiều ứng viên mắc phải chính là cường điệu mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Mục tiêu đặt ra không phù hợp với năng lực của bạn. Nói đúng hơn, bạn đang tô vẽ cho mình một tương lai quá đẹp đẽ. Ví dụ nhà tuyển dụng cảm thấy thú vị và mời bạn phỏng vấn, thì trong cuộc trò chuyện, chỉ với vài câu hỏi họ sẽ biết bạn đang nói dối về mục tiêu của mình. Sẽ thật đáng tiếc vì chính bạn đang tự đánh mất cơ hội của mình.

 

Trên đây là 7 lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Sự chỉn chu, gọn gàng, trọng tâm trong phần nội dung này sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Lưu ý sử dụng câu cú chuẩn, ngôn ngữ dễ hiểu, khoa học và tuyệt đối không sai chính tả. Chúc các bạn hoàn thành tốt CV và sớm có được công việc như ý!

 

Huỳnh Trâm

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất