5 mẹo thương lượng lương ứng viên nào cũng cần biết

05/01/2023, 06:41

Thương lượng lương khiến nhiều ứng viên khó chịu đến mức họ sẵn sàng chấp nhận con số đầu tiên được đưa ra mà không phản đối. Đây là một sai lầm, vì có thể đó là con số thấp hơn những gì mà nhà tuyển dụng có thể trả.

Vậy làm thế nào để thương lượng mức lương phản ánh đúng giá trị của bạn? Hãy thử áp dụng 5 mẹo sau khi ứng tuyển việc làm ở TPHCM, Hà Nội hay Đà Nẵng… nhé.

Tìm hiểu mức lương trung bình cho vị trí ứng tuyển và đưa ra một phạm vi lương nhất định

Hành động này sẽ giúp bạn biết mức lương trung bình phù hợp với bạn là bao nhiêu, hơn mức cũ như thế nào là hợp lý, tránh đưa ra yêu cầu quá cao khiến nhà tuyển dụng khó chấp nhận. Chẳng hạn vị trí kế toán khi bạn mới ra trường là 6 triệu đồng/tháng thì hiện tại với 2 năm kinh nghiệm, bạn có thể cân nhắc nó lên khoảng 8-10 triệu đồng/tháng. Phạm vi lương khi đàm với nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn có nhiều ưu thế hơn, linh hoạt hơn. Nó đồng nghĩa với việc quá trình đàm phán sẽ có lợi cho bạn, dễ dàng đạt được con số mong muốn.

Tránh nói ra mức lương cũ trước đây

Nếu đang tìm kiếm mức lương mới cao hơn mức lương cũ thì một lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là đừng bao giờ nói ra chính xác mức lương cũ trước đây, đặc biệt trong trường hợp mức lương cũ rất thấp. Điều này sẽ khiến quá trình đàm phán lương khó khăn hơn nhiều vì nhà tuyển dụng nghĩ rằng có thể “ép lương” bạn ở một mức độ tương tự hoặc chỉ đồng ý trả cho bạn mức lương nhỉnh hơn một chút. Hơn nữa, bạn cũng chưa cần đề cập việc lương bổng ngay đầu cuộc phỏng vấn trừ khi được hỏi. Nếu không, hãy giữ bí mật và thể hiện thật tốt trong quá trình trao đổi, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người “biết người biết ta”, có thể tiến hành deal lương sau khi cuộc phỏng vấn sắp kết thúc.

Đề cập đến kinh nghiệm làm việc để chứng tỏ giá trị bản thân

Đây là một trong những mẹo thương lượng lương hiệu quả nhất mà bạn cần lưu ý. Bởi từ những kinh nghiệm của công việc cũ, nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá toàn diện hơn về khả năng xử lý công việc của bạn và xứng đáng được trả ở mức lương cao hơn.

Chẳng hạn khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên phát triển phần mềm, có thể đề cập như sau: “Tôi có 3 năm kinh nghiệm làm cho công ty XYZ ở vị trí này, đã tham gia viết code và phát hành 7 phần mềm, 3/7 được bán trên CH Play/Appstore với 10.000 lượt tải về.” Dĩ nhiên tiền lương luôn tỷ lệ thuận với năng lực mà bạn có. Và nếu như muốn nhận được một mức lương cao hơn thì đừng ngần ngại nói về năng lực của bạn ở những công ty cũ trước đây.

Đưa ra dẫn chứng rằng bạn có khả năng mang đến lợi ích cho công ty

Chắc chắn điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng về bạn hơn và có thể sẽ chấp nhận mức lương bạn yêu cầu. Một gợi ý cụ thể là bạn có thể tìm hiểu các dự án mà công ty đang theo đuổi và đề cập đến khả năng đóng góp của mình vào dự án đó.

Chẳng hạn như bạn ứng tuyển vào một công ty truyền thông sự kiện và họ đang đấu thầu một hạng mục tổ chức Year End Party cho ngân hàng A. Bạn có thể đề cập đến những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm của bạn có thể giúp ích cho họ trong quá trình này. Hẳn là họ sẽ đánh giá cao bạn và sẵn sàng chi trả cao hơn bởi họ thấy được tiềm năng của bạn vì không muốn bạn về đầu quân cho công ty đối thủ. Và một điểm cộng khác chính là bạn đã tìm hiểu về công ty họ rất chi tiết, cho thấy mong muốn làm việc nghiêm túc.

Đàm phán mức lương linh hoạt với các chính sách phúc lợi khác

Thương lượng lương cũng cần kết hợp với các chính sách và phúc lợi khác. Chẳng hạn như mức lương mong muốn của bạn là 20 triệu đồng/tháng nhưng nhà tuyển dụng chỉ có thể chi trả 15 triệu đồng/tháng thì bạn có thể yêu cầu họ cân nhắc một số lợi ích như trợ cấp xe đưa đón riêng, trợ cấp bảo hiểm gia đình,... Tuy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến số lương bạn nhận được mỗi tháng nhưng nhìn chung thì nó vẫn giúp bạn tiết kiệm được một khoản nào đó, xem như là bù trừ.

Pha Lê

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất