4 cơ sở đàm phán lương hiệu quả bạn không thể bỏ qua

17/12/2020, 11:34

Đàm phán lương là một hoạt động khó khăn nhưng bạn thường xuyên gặp phải trong quá trình phỏng vấn hoặc làm việc. Vốn là một chủ đề nhạy cảm, vì thế để buổi cuộc trò chuyện có được kết quả tích cực đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp và xử lý thông minh, khéo léo.

 

Đàm phán lương là một hoạt động khó khăn nhưng bạn thường xuyên gặp phải trong quá trình phỏng vấn hoặc làm việc. Vốn là một chủ đề nhạy cảm, vì thế để buổi cuộc trò chuyện có được kết quả tích cực đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp và xử lý thông minh, khéo léo. Đàm phán lương có thể xuất hiện khi bạn tham gia phỏng vấn hoặc vào giai đoạn sau khi làm việc một thời gian và bạn cho rằng đã đến thời điểm đề xuất cấp trên về vấn đề tăng lương. Dù là trong thời điểm nào đi nữa thì bạn đều cần chuẩn bị kỹ càng, đưa ra các cơ sở thuyết phục, điển hình là 4 điều sau. 

Bằng cấp và các chứng chỉ

Một trong những yếu tố đầu tiên cần quan tâm đó chính là các bằng cấp và chứng chỉ liên quan. Trong thời đại hiện nay dù bằng cấp không còn quá quan trọng nhưng những giá trị của chúng vẫn được nhà tuyển dụng cân nhắc để điều chỉnh về mức lương. Bởi lẽ đây không chỉ là minh chứng cho rằng bạn được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, bạn xứng đáng có được cơ hội đàm phán một mức lương phù hợp với kiến thức chuyên môn.

Vì thế nếu có bất kỳ chứng chỉ nào liên quan đến công việc, ngành nghề đặc biệt là những chứng nhận ngoại ngữ, nghiệp vụ quốc tế, thực tập uy tín,… đừng quên trình bày cho nhà tuyển dụng và tự tin khi đàm phán mức lương cuối cùng.

Kinh nghiệm làm việc

Nếu bằng cấp phản ánh mức độ được đào tạo chuyên sâu của bạn thì kinh nghiệm làm việc lại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc khẳng định khả năng thông thạo và thấu hiểu lĩnh vực, ngành nghề. Không ít trường hợp chúng ta có thể đàm phán được một mức lương hậu hĩnh mặc dù bằng cấp không quá xuất sắc nhưng lại sở hữu bề dày kinh nghiệm chuyên môn ấn tượng, dù là tìm việc làm tại nhà hoặc văn phòng. Đặc biệt khi bạn có thời gian làm việc trong những công ty, doanh nghiệp uy tín trên thị trường thì kinh nghiệm có được lại là một cơ sở phù hợp trong việc chủ động thảo luận về mức lương.

Trách nhiệm công việc

Với mức độ đa dạng của các loại hình công việc ngày nay thì không ít doanh nghiệp đưa ra những chỉ tiêu phân hóa nhất định cho từng vị trí, trách nhiệm công việc trong cơ cấu lương. Vì thế bạn cần có những hiểu biết nhất định về vị trí công việc mà mình ứng tuyển, đồng thời phân tích và liệt kê cụ thể những trách nhiệm mà doanh nghiệp yêu cầu bạn đáp ứng. 

Những trách nhiệm này không chỉ liên quan đến nghĩa vụ làm việc đơn thuần mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro, các khía cạnh cá nhân mà bạn cần phải lưu ý. Để tránh rơi vào trường hợp thua thiệt, bạn cần sử dụng cơ sở này để làm điều kiện trong quá trình đàm phán lương.

Giá trị đóng góp thực tế

Cơ sở này sẽ dành cho những ai muốn đề xuất một mức lương mới sau khoảng thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Tương tự như trên, ở đây bạn cần hiểu rõ được quá trình vừa qua bản thân đã phát triển như thế nào về kiến thức và kỹ năng, đồng thời đã đóng góp được gì cho phòng ban nói riêng và cả doanh nghiệp nói chung. 

Bằng cách tổng hợp chi tiết những đóng góp trong tất cả các dự án, hợp đồng bạn tham gia, đây sẽ là bản báo cáo khách quan và thực tế chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng. Bản báo cáo của bạn càng cụ thể, chi tiết và hợp lý thì cơ hội nhà tuyển dụng chấp nhận đề xuất của bạn càng cao. Lưu ý rằng, bạn chỉ có thể đàm phán mức lương phù hợp với những gì đã làm được, tránh trường hợp yêu cầu quá cao khiến nhà tuyển dụng không hài lòng và nhanh chóng từ chối.

Trên đây là 4 cơ sở quan trọng khi đàm phán lương. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng khi tham gia đàm phán cùng nhà tuyển dụng và cấp trên.

Tiến Huy

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất