10 lời khuyên giúp bạn trở thành triệu phú
Tham khảo 10 lời khuyên sau nếu bạn muốn trở thành triệu phú.
Bạn còn trẻ, tự tin và đầy tham vọng? Bạn có muốn thay vì trở thành “tỉ phú thời gian”, mình trở thành một triệu phú với khối tài sản lớn?
Cũng có thể bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu công việc kinh doanh mơ ước của mình nhưng lại lo sợ những rủi ro về tài chính, cho nên vẫn băn khoăn giữa việc trở thành một nhân viên công sở mẫn cán, ngày ngày đi làm, đến tháng lĩnh lương thay vì tự mình làm chủ và tuyển dụng nhân viên của mình.
Câu hỏi lớn nhất đối với bạn lúc này là bạn dự định sẽ đánh đổi điều gì để sống theo cách của mình và theo đuổi ước mơ?
Nếu vậy, hãy tham khảo con đường dẫn tới thành công sau đây:
1. Bắt đầu với những điều đơn giản
‘Vạn sự khởi đầu nan” – hãy bắt đầu học từ những điều nhỏ nhặt nhất, tích lũy dần kinh nghiệm. Internet là một kho tàng kiến thức đồ sộ, hãy khai thác từ các nguồn trên internet.
Lewis Howes – Một cựu vận động viên chuyên nghiệp, đồng tác giả của cuốn sách “Liked working” xuất bản năm 2008 và là tác giả của chuỗi chương trình đào tạo LikedInfluence đã chia sẻ rằng: “Tôi đã dành thời gian hàng tháng trời để nghiên cứu làm thế nào tối ưu hóa LikedIn khi mới bắt đầu.
Tôi nhận ra rằng đó là một trang web truyền thông xã hội vô cùng quý giá và chưa được tận dụng tối đa, vì vậy tôi sử dụng chuyên môn của tôi để cung cấp giá trị cho người khác.”
2. Hãy tiết kiệm
Khởi đầu bao giờ cũng khó khăn vì thế hãy tiết kiệm những chi phí không cần thiết ở mức tối đa. Ví dụ, nếu lựa chọn đặt văn phòng, không cần phải ở một tòa văn phòng trung tâm. Hàng trăm doanh nhân khởi nghiệp với việc làm việc tại nhà, thư viện, và thậm chí là quán cà phê.
Với cá nhân tôi, mãi tới khi chuyển từ New York tới Los Angeles tôi mới mua một chiếc Cadillac cũ đời 91 theo lời khuyên từ cuốn “Cha giàu, cha nghèo”. Trước tiên, hãy vạch rõ đường hướng kinh doanh trước, lo phần “lõi” sau đó khi đã thành công bước đầu mới tính tới việc trang điểm cho cái “vỏ”.
3. Đầu tư vào bản thân
"Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này" - Warren Buffett.
Nếu bạn đang tìm cách để đầu tư vào bất cứ điều gì ở giai đoạn đầu bạn nên đầu tư vào chính mình.
Thuê một huấn luyện viên, ghi danh vào lớp học kinh doanh trực tuyến với những người mà bạn ngưỡng mộ, tìm ra cách để có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để từng bước làm chủ kiến thức lĩnh vực mình kinh doanh.
4. Thiền
Thiền là một phương pháp tốt để giữ tập trung đồng thời cải thiện chức năng hoạt động của não bộ, giảm huyết áp và giải tỏa những áp lực trong cuộc sống và công việc.
5. Giữ sức khỏe
"Bạn chỉ có một bộ óc và một cơ thể. Và nó sẽ tồn tại suốt đời. Bạn có thể bắt chúng hoạt động hết công suất trong một thời gian dài. Nhưng nếu bạn không chăm sóc bộ óc và cơ thể đó, 40 năm sau chúng sẽ rệu rã giống như chiếc xe hơi cũ". - Warren Buffett
Rất nhiều doanh nhân, trong đó có bản thân tôi tập trung quá nhiều vào công việc kinh doanh mà bỏ qua sức khỏe thể chất. Mải mê làm việc để đi tới thành công mà bỏ quên sức khỏe là một sai lầm nghiêm trọng. Hãy nhớ, sức khỏe là vàng.
6. Kết nối
Hãy là một kết nối, tạo sự khác biệt bằng cách chia sẻ tài nguyên, tạo nên các kết nối có giá trị cho những người khác.
7. Hãy cho đi
Muốn nhận lại, hãy cho đi trước đã nhất là khi bạn đang “chập chững” trên con đường khởi nghiệp. Hãy nhớ, cho đi cũng là một hình thức đầu tư để thu lại về sau.
8. Luôn sáng tạo
Đừng bó buộc mình với những lối mòn trong suy nghĩ mà luôn tìm tòi sáng tạo để có hướng đi riêng, tìm ra con đường đi tới thành công của riêng bạn. Nói vậy không có nghĩa là bạn bỏ qua những lời khuyên của những nhà hiền triết hoặc những người đi trước. Hãy phân biệt rõ lối mòn suy nghĩ và sự kế thừa tiếp thu.
9. Tự tin là chính mình
Hãy là chính bạn, vì bạn chính là sự khác biệt với những người khác. Hãy sử dụng “vốn” đó của bạn để cạnh tranh và làm theo trái tim của bạn trong các vấn đề của cuộc sống và kinh doanh.
10. Đừng bao giờ từ bỏ
Không từ bỏ cho dù thất bại. Hãy biến thất bại thành cú hích trong sự nghiệp của bạn. Sau mỗi lần thất bại có buồn bã, có mệt mỏi và chán nản nhưng hãy xem nó như là một quá trình học tập. Học từ những sai lầm và thất bại để tương lai không lặp lại.
Cơ hội chia đều cho mọi người, nhưng có người thành công và có người chưa thành công. Sự khác biệt giữa người thất bại và thành công là “người thành công tìm phương pháp, người thất bại tìm lý do.” Vấp ngã và thất bại sẽ là hành trang giúp chúng ta thành công.
Thụy Dương
Theo Trí Thức Trẻ
Video được xem nhiều nhất