Tiết lộ gây sốc về "vùng chết chóc" tồn tại trong cơn lốc xoáy - bí ẩn nay đã có lời giải
Các nhà khoa học cuối cùng cũng lý giải được phần nào bí ẩn xảy ra bên trong 1 cơn lốc xoáy - nhiệt độ giảm mạnh, lượng oxy thiếu hụt nghiêm trọng.
Mặc dù phổ biến song hiện tượng tự nhiên và đầy nguy hiểm chết người mang tên lốc xoáy này vẫn là bí ẩn với giới khoa học.
Lốc xoáy là một dạng bão cực kỳ nguy hiểm với khả năng tàn phá khủng khiếp những nơi mà nó quét qua. Nó được hình thành từ một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ các đám mây dông và khi chạm đến mặt đất, nó trở thành cơn lốc xoáy, di chuyển với tốc độ rất nhanh.
Và mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Concordia ở Montreal đã tiết lộ "vùng chết chóc" bên trong 1 cơn lốc xoáy. Cụ thể, họ đã phát hiện ra bí ẩn xảy ra bên trong 1 cơn lốc xoáy, chúng khiến nhiệt độ giảm mạnh và thiếu hụt lượng lớn oxy mỗi nơi quét qua.
Giáo sư Georgios Vatistas chia sẻ rằng:
"Như một túi khí di chuyển từ ngoại biên của lốc xoáy về phía trung tâm, các túi khí mở rộng ra ngày 1 mạnh hơn, khiến nhiệt độ và mật độ oxy giảm xuống".
Kết luận này được đưa ra sau khi giáo sư cùng đồng nghiệp phân tích ảnh hưởng của cơn lốc xoáy Scottsbluff, Nebraska vào năm 1955.
Nhân chứng cho biết khi cơn lốc xoáy đi qua, khí hậu xung quanh họ bỗng nhiên thay đổi. Nhiệt độ đang ở giữa mùa hè ấm áp bỗng trở nên lạnh dần, thậm chí họ còn thấy rét sâu.
Bên cạnh đó, họ cũng cảm thấy ngột ngạt, khó khăn khi hít thở, cảm giác như áp suất không khí giảm mạnh, khiến lượng oxy trong không khí cũng không cánh mà bay.
Từ những thông tin thu thập được của trận lốc xoáy Scottsbluff, Nebraska vào năm 1955, họ thấy nhiệt độ bên trong lốc xoáy đã giảm từ 27 độ C xuống còn 12 độ C. Tại trung tâm lốc xoáy, mật độ không khí ở khoảng 20% - thấp hơn cả lượng không khí đo được ở 1 độ cao lớn.
Với chỉ số như thế này, nó được gọi là "khu vực chết" - giáo sư Vatistas chia sẻ. Giới khoa học cho hay, nghiên cứu này thực sự quan trọng khi giúp họ hiểu hơn về những biểu hiện bí ẩn liên quan đến các xoáy khí quyển như lốc xoáy, vòi rồng.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Aircraft của Viện Hàng không và Vũ trụ Mỹ.
Nguồn: Dailymail
Video được xem nhiều nhất