Cùng tìm hiểu về nghệ thuật xăm hình và cấu tạo những chiếc máy xăm "nhỏ nhưng có võ".
Nói đến xăm hình, không ít người cho rằng đó là dấu hiệu thể hiện của một sự nguy hiểm hay đam mê nhất thời của giới trẻ.
Nhưng không ai có thể phủ nhận, nghệ thuật xăm xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới. Rất nhiều xác ướp với hình xăm như người băng Otzi, xác ướp của Amunet được tìm thấy hàng ngàn năm trước ở Ai Cập, Siberia.
Dù ở thời đại nào, xăm hình vẫn luôn được cho là một hình thức ghi dấu vĩnh viễn bằng mực trên cơ thể để làm thay đổi sắc tố da với mục đích làm đẹp, tạo ấn tượng... Cùng với chiều dài lịch sử, công cụ xăm hình cũng dần phát triển và có bước tiến dài từ công cụ thô sơ đến những máy xăm nhỏ gọn, hiện đại.
Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi hình xăm được thực hiện như thế nào chưa? Và lý do nào khiến hình xăm được lưu giữ trên da mà không biến mất cùng với tế bào chết được da loại bỏ mỗi ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm lời giải đó.
Vào năm 1891, nghệ thuật xăm đã sang trang mới khi Samuel O'Reilly ở thành phố New York đã sáng chế ra chiếc "máy khắc da chạy bằng điện" đầu tiên trên thế giới, sử dụng một chiếc kim nhỏ.
Ít ai ngờ, sáng chế về chiếc máy xăm này được khởi nguồn từ chính sản phẩm bị bỏ rơi - cây bút điện của nhà khoa học Thomas Edison.
Với sự phát triển của nền kỹ thuật, cho đến ngày nay, những chiếc máy xăm ngày càng hoàn thiện và có thể đạt được mức độ tinh xảo cao hơn. Chiếc máy xăm được sử dụng nhiều ngày nay là máy xăm lõi dây và máy xăm Rotary.
Ở máy xăm Rotary, phần rô-tơ sẽ điều khiển phần thanh cắm ống kim xăm. Phần rô-tơ chuyển động xoay chiều, sau đó chuyển thành chuyển động tuyến tính trên thanh kim xăm.
Còn ở loại máy xăm dây lõi thì có cơ cấu hoạt động phức tạp hơn một chút - đó là cần có người phải tạo dòng diện từ một bàn đạp.
Khi người thợ xăm dẫm chân lên bàn đạp, dòng điện sẽ truyền vào lõi dây bên trong, biến lõi dây thành một nam châm điện, có khả năng kéo thanh lõi tạo chuyển động cho kim xăm.
Và khi thanh lõi này hạ xuống, nó phá vỡ tuần hoàn chuyển động của đinh vít, làm mất đi từ trường trong đó. Phần lò xo đàn hồi sẽ trả lại vị trí cho thanh lõi, cấp lại năng lượng cho chuyển động tuần hoàn. Việc này lặp đi lặp lại liên tục, tạo thành những vết tác phẩm nghệ thuật trên cơ thể của người xăm.
Tùy loại máy xăm mà kim xăm được chọn lựa. Đó có thể là những chiếc kim xăm được xếp thành cụm với 3 đầu kim, nhiều nhất là 25 đầu kim. Mỗi loại kim lại đảm nhiệm vai trò khác nhau, có loại dùng để phác thảo, để đánh bóng hoặc đổ màu.
Những chiếc kim xăm ngày nay được tích hợp cả mực xăm, được "giấu kín" ở các khe của cụm kim. Khi đâm vào da với tần suất 50 - 3.000 lần/phút, các mũi kim sẽ đâm qua lớp biểu bì, cho phép mực thấm sâu hơn vào lớp hạ bì, nơi các sợi collagen, dây thần kinh, các tuyến mạch máu tập trung.
Mỗi lần kim đâm vào da sẽ tạo ra một vêt thương, báo động cho cơ thể kích hoạt quá trình chống viêm nhiễm, kêu gọi tế bào miễn dịch di chuyển đến vết thương và chữa lành cho da. Đây chính là quá trình làm cho hình xăm tồn tại vĩnh viễn.
Đầu tiên, những tế bào chuyên biệt - đại thực bào sẽ "xơi tái" kẻ xâm nhập, nhằm ngăn chặn sự viêm nhiễm. Khi di chuyển qua hệ thống bạch huyết, một vài tế bào trong số này sẽ được đưa trở lại cùng với mực xăm vào hạch bạch huyết, trong khi những thế bào khác nằm lại trong lớp hạ bì.
Do không thể thải sắc tố ra ngoài, mực xăm sẽ nằm lại tế bào và được lưu lại trên da. Một số hạt mực nằm lơ lửng trong ma trận của lớp hạ bì, trong khi một số hạt mực khác bị tế bào da nhấn chìm gọi là nguyên bào sợi.
Ban đầu, mực lắng ở lớp biểu bì nhưng khi da lành, tế bào biểu bì hư tổn bị bong ra và được thay thế bởi các tế bào mới không có mực.
Sau khoảng 2 - 4 tuần, lớp trên cùng bong ra, để lại lớp biểu bì phía trong cùng với phần mực để lại. Do vậy mà mực xăn vẫn ở nguyên đó.
Tuy nhiên, hình xăm vẫn phai theo thời gian vì cơ thể phản ứng lại với các hạt sắc tố, các đại thực bào của hệ miễn dịch dần phá vỡ và đào thải chúng ra ngoài. Nhưng bởi tế bào da tương đối ổn định nên đa số hạt mực vẫn ở sâu trong da, suốt một đời người.
Nguồn: BusinessInsider, Youtube, Wikipedia
Gửi bình luận, thích và chia sẻ trên
Gửi bình luận, thích và chia sẻ trên
Video được xem nhiều nhất
Bình luận