Rơi từ đỉnh núi cao 300m vẫn sống nhờ... đăng ảnh lên Facebook
Sandi Allcock đã chụp ảnh vị trí cô gặp nạn đăng lên facebook để đội cứu hội có thể đến kịp thời.
- Cô mèo nổi tiếng vì thè lưỡi giống... nhà bác học Anh-xtanh
- Fun fact vui về những khả năng bá đạo chỉ có ở ve sầu
- Bị bắt vào đồn cảnh sát ngồi vì “tội” xách con đi chơi bằng túi
- Rợn tóc gáy với bộ ảnh nghệ thuật đầy ma quái "không nên xem vào lúc nửa đêm"
- Bí ẩn xác ướp “tắm mình” trong sông băng trên núi
Cho đến bây giờ, cô Sandi Allcock, 55 tuổi, sống tại Chesire (Anh), vẫn chưa hết hoảng sợ khi nhắc lại khoảnh khắc sinh tử tại Hy Lạp cách đây một năm.
Trong một lần đi du lịch Hy Lạp, cô Sandi bị ngã từ một mỏm đá cao 1000 mét xuống. Khi rơi được hơn 100 mét, cô bị vướng vào một cành cây ô liu mọc ngang vách đá. Cô gãy 20 chiếc xương, không một ai biết Sandi đang gặp nạn ở chỗ nào. Đội cứu hộ gần như bó tay. Cuối cùng Sandi đã chụp lại ảnh vị trí gặp nạn của mình và gửi lên Facebook.
Một thợ lặn địa phương đã xác định được vị trí của Sandi từ tấm ảnh và cùng đội cứu hộ đến tìm cô.
Sự việc xảy ra vào tháng 2/2014. Khi đó Sandi vừa nghỉ việc. Cô bay đến đảo Crete, Hy Lạp để chơi với chị gái Denise. Lúc đi dạo trên vách đá thì cô bị trượt chân, đá lở khiến Sandi ngã xuống. Khi mở mắt, cô thấy mình đang mắc kẹt trong một bụi ô liu. Cơ thể cô đau đớn, cô chỉ có thể di chuyển cánh tay phải củ mình.
Sau đó, cô dùng điện thoại để gọi cứu hộ. Tuy nhiên, cô chỉ biết đây là vách đá ở bãi biển. Ngoài ra, cô không thể xác định được đây là đâu. Không có đặc điểm nhận dạng rõ ràng, đội cứu hộ cũng bó tay. Trong cái nóng 25 độ C, Sandi mất nước, pin điện thoại cạn dần. Cô trở nên tuyệt vọng.
Bức ảnh do Sandi chụp lại và đăng lên Facebook đã cứu mạng cô.
“Lúc đó, tôi đột nhiên nghĩ ra việc chụp ảnh. Tôi gần như không thể di chuyển, tôi chụp một góc ảnh vô nghĩa. Tôi chỉ hy vọng nó có thể giúp ích.”
Tuy nhiên, cô không thể đính kèm bức ảnh vào tin nhắn. Rồi Sandi quyết định đăng ảnh lên Facebook, đặt ở chế độ mọi người có thể xem. Sau đó cô nói với nhân viên liên lạc qua điện thoại và nhân viên trả lời sẽ cho mọi người xem bức ảnh đó.
Chỉ vài phút sau, khi Sandi tuyệt vọng nhất, nhân viên trả lời cô rằng một thợ lặn địa phương đã từng đến vị trí mà cô gặp nạn. Anh gọi cho đội cứu hộ và tất cả cùng đi tìm cô.
Sau hai giờ mắc kẹt, Sandi được tìm thấy. Và phải sau 8h, đội cứu hộ mới đưa cô đến bệnh viện. Sandi bị gãy 20 xương, trong đó có 8 xương sườn, xương chậu và cả hai vai. Cô bị gãy 7 xương cột sống, trật khớp, rách gân, viêm phổi phải.
Sau cú ngã, Sandi gãy 20 xương, rách gân, viêm phổi nặng.
Các bác sĩ nói rằng, Sandi rất may mắn khi vẫn còn sống sau cú ngã. Mọi người cũng khen cô tư duy nhanh nhạy vì còn nhớ đến Facebook trong lúc đó.
Sandi nằm viện 3 tuần và phải 3 tháng sau đó mới có thể bay về nhà.
Cho đến nay, đã một năm trôi qua, Sandi vẫn đang trong quá trình phục hồi sức khỏe. Cô vẫn luôn ca ngợi Facebook như “người hùng” đã cứu cô khỏi hoạn nạn.
Bây giờ, Sandi không bao giờ rời chiếc điện thoại của mình. Bao giờ Sandi cũng sạc pin đầy đủ khi ra ngoài. “Nếu tôi không có điện thoại, có lẽ tôi đã chết trên mỏm đá.”
“Mọi người có thể chỉ trích các vị khách du lịch vì đăng quá nhiều ảnh lên Facebook vào kỳ nghỉ. Nhưng chính điều đó đã cứu sống tôi.”
Video được xem nhiều nhất