Những địa danh nghiêm cấm phụ nữ đến gần
Với quan điểm phụ nữ sẽ làm vấy bẩn bầu không khí, ảnh hưởng đến việc tu hành của các tăng ni, hoặc mất an toàn, nhiều địa danh là đền thờ, khu vui chơi cấm phụ nữ đến gần.
Núi Athos, Hy Lạp là thánh địa của các tín đồ dòng tu nam theo đạo Thiên chúa chính thống, với 20 tu viện cùng khoảng 2.000 tu sĩ đang tu hành. Để giúp các tu sĩ có thể tĩnh tâm tu hành, từ cách đây hơn 1.000 năm, Giáo hội đã có quy định cấm phụ nữ và những động vật thuộc giống cái xuất hiện ở đây. Hiện nay, bán đảo đã mở cửa cho phép khách du lịch đến thăm, nhưng quy định cấm phụ nữ vẫn có hiệu lực. Ảnh: Splendid.
Đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah, Mumbai, Ấn Độ: Đền Haji Ali Dargah nằm trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Worli, phía nam của Mumbai với 80.000 lượt khách đến tham quan mỗi tuần. Đây là nơi thờ phụng và đặt phần mộ của Pir Haji Ali Shah Bukhari, một vị thánh Hồi giáo từ thế kỷ 16.
Trong đạo Hồi, phụ nữ không được phép đến gần ngôi mộ của một vị thánh. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỷ, lệnh cấm này đã được gỡ bỏ vào tháng 10/2016. Ảnh: Mountainsoftravelphotos.
Núi Omine là một ngọn núi linh thiêng nằm ở phía nam tỉnh Nara, Nhật Bản, được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 2004. Từ hơn 1.300 năm qua, phụ nữ hoàn toàn bị cấm lên ngọn núi và bước vào ngôi chùa Ominesanji linh thiêng ở đây. Các nhà sư lý giải sự xuất hiện của những người phụ nữ gần chùa sẽ làm xao nhãng quá trình tu thành chính quả của người tu hành. Ảnh: Wikimedia.
Đền thờ thần Ayyappa, Sabrimala, Ấn Độ: Tất cả phụ nữ tuổi từ 10-50, những người trong độ tuổi có kinh nguyệt bị cấm tham gia cầu nguyện tại ngôi đền Hindu này. Mặc dù đã có nhiều tranh luận xung quanh lệnh cấm cùng một kiến nghị được trình lên Tòa án tối cao Ấn Độ nhằm xóa bỏ quy định này, chuyện này không được giải quyết. Ảnh: Templesofindia.
Đền Ranakpur Jain, Ấn Độ được xây dựng từ thế kỷ 15 tại làng Ranakpur, bang Rajasthan. Ngôi đền được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch và thờ phụng các vị thần của Kỳ Na giáo. Đền thờ này tuyệt đối không cho phép phụ nữ có kinh nguyệt vào. Ảnh: Ancientpages.
Công viên nước Galaxy Rutschenparadies, Đức: Lệnh cấm đối với phụ nữ tại công viên nước này chính thức có hiệu lực từ năm 2012, khi lãnh đạo công viên nhận được một loạt khiếu nại vì những chấn thương du khách gặp phải khi tham gia các trò chơi tại đây.
Đơn giản bởi những đường trượt nước khổng lồ tại đây hoàn toàn không thích hợp với thể chất của người phụ nữ. Ảnh: Ednetz.
Sân vận động thể thao Iran: Phụ nữ bị cấm tham dự tất cả sự kiện thể thao tại sân vận động trên khắp đất nước Iran vì các vận động viên nam thường mặc quần short.Những lời lẽ và hành vi khiếm nhã của cánh nam giới sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ. Gần đây, phụ nữ đã được phép đến xem các trận đấu bóng chuyền, bóng rổ và một vài môn thể thao khác. Riêng với các môn thể thao khác như bóng đá, bơi lội và đấu vật, thì vẫn bị cấm. Ảnh: CNN.
Câu lạc bộ golf Muirfield, Scotland: Vào tháng 5/2016, câu lạc bộ golf Muirfield đã biểu quyết thông qua việc không chấp nhận thành viên nữ. Quyết định này của Muirfield đã khiến giới chức thể thao Scotland vô cùng tức giận và cấm câu lạc bộ này tham gia giải golf Scotland mở rộng. Ảnh: Sportycious.
Đền Patbausi Satra, Assam, Ấn Độ cũng là một nơi cấm phụ nữ, vislys do kinh nguyệt của họ sẽ khiến không khí trong đền bị vấy bẩn. Ảnh: Pricssr.
Video được xem nhiều nhất