Ngắm loài hoa 130 triệu năm tuổi xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất
Một loài hoa không có cánh, sống dưới nước khoảng 130 triệu năm trước có thể là loài hoa lâu đời nhất thế giới.
Loài thủy sinh Montsechia Vidalii từng rất phổ biến tại các hồ nước ngọt mà hiện nay là vùng núi ở miền bắc và miền trung Tây Ban Nha. Loài hoa này sống trong kỷ Phấn trắng sớm. Đây là thời kỳ các loài khủng long Brachiosaurus và Iguanodon đã xuất hiện trên trái đất. Chính vì thế, loài hoa lâu đời nhất thế giới này có thể đã từng là thức ăn cho các loài khủng long.
Theo các chuyên gia, loài hoa này sống trong khoảng 125 – 130 triệu năm trước. Đây là loài thực vật, có thể là hạt kín, sinh sống dưới nước.
Trước đây, loài hoa lâu đời nhất từng được xác định là loài Archaefructus sinensis, phát triển tại Trung Quốc. Tuy nhiên, loài M. Vidalii còn xuất hiện trước cả A. Sinensis.
“Phát hiện này đặt ra câu hỏi quan trọng về lịch sử tiến hóa của các loài thực vật có hoa cũng như vai trò của các loài cây trong sự phát triển của thực vật nóng chung.” – Giáo sư David Dilcher, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.
“Một “bông hoa đầu tiên, về mặt lý thuyết, là một huyền thoại giống như “con người đầu tiên” vậy.”
Cây rong biển hiện đại có thể coi là một chi nhánh của loài cây Montsechia xưa.
Cấu trúc thân và lá cây được chiết xuất từ hóa thạch bằng áp dụng phương pháp nhỏ giọt axit clohydric liên tiếp. Sau đó cấu trúc thân lá được kiểm tra dưới kính hiển vi.
“Montsechia không có cánh hoa hay nhụy hoa để thu hút côn trùng. Chúng sống cả vòng đời dưới nước.” – Giáo sư Dilcher nói.
“Cả cây chỉ có một hạt giống duy nhất, vì thế nó có thể là cây hạt kín.”
Video được xem nhiều nhất